Chuyển giao sau CPH: Doanh nghiệp vẫn… chây ỳ

Chuyển giao sau CPH: Doanh nghiệp vẫn… chây ỳ
TP - Kế hoạch năm 2017 đã được Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) trình lên Bộ Tài chính từ sớm với một số điểm nhấn chính như: tăng doanh thu 6% so với 2016, đạt trên 11.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt trên 8.000 tỷ tăng 7%; nộp ngân sách trên 5.000 tỷ tăng 8%.

Mùa ĐHCĐ thống nhất cao

Ngày 19/4, SCIC họp thông báo kết quả kinh doanh quý 1/2017. Theo Tổng công ty, ước tính quý I/2017, doanh thu của SCIC đạt 639 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 584 tỷ đồng, tương ứng, lợi nhuận sau thuế đạt 503 tỷ. Về kết quả tham gia các đại hội đồng cổ đông, trong số 137 công ty cổ phần có 02 công ty đã tổ chức ĐHCĐ, còn lại đã có kế hoạch  tổ chức trong thời gian tới. 

Đến nay, danh mục doanh nghiệp của SCIC có 144 doanh nghiệp với vốn nhà nước theo giá trị sổ sách là 18.098 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 87.991 tỷ đồng. Trong đó có 22 doanh nghiệp nhóm A1 với tỉ trọng vốn nhà nước là 60,4%, 13 doanh nghiệp nhóm A2 với tỉ trọng vốn nhà nước là 6,3%, 33 doanh nghiệp nhóm B1 chiếm tỉ trọng vốn nhà nước là 26,5%, và 76 doanh nghiệp nhóm B2 chiếm tỉ trọng vốn nhà nước là 6,8%.

“Hiện số lượng DN mà SCIC dự kiến  bán vốn trong năm nay là 107 DN, trong đó có nhiều DN từ 2016 chuyển sang mà khó khăn không bán được. Đến giờ này, Bộ Tài chính đã có văn bản tạm chấp thuận kế hoạch này. Chúng tôi sẽ nỗ lực cố gắng bán nhanh, gọn và đảm bảo công khai minh bạch”, ông Nguyễn Đức Chí, Chủ tịch HĐTV SCIC khẳng định.

Theo ông Chi, tháng 4 bắt đầu mùa ĐHCĐ thường niên. Như thường lệ, trong những DN lớn SCIC nắm giữ tỷ lệ vốn lớn có sẽ tổ chức ĐHCĐ nhiệm kỳ với điểm nhấn phải quyết định nhiều việc quan trọng  cho chiến lược nhiệm kỳ tới, thậm chí có cả thay nhân sự cấp cao của DN như HĐQT, Tổng giám  đốc.

“SCIC thống nhất cao nguyên tắc chỉ đạo ĐHCĐ. Trước hết đạt mục tiêu giữ giá trị của Nhà nước ở DN, không chỉ bảo toàn mà còn tăng trưởng. Còn những trường hợp thay đổi cụ thể về nhân sự, đâu đó một vài cá nhân nhỏ lẻ không hài lòng như nhân sự đại diện vốn đã đến tuổi nghỉ, chúng tôi mong tất cả cùng hướng đến đích chung vì DN và  thống nhất cao với số đông”, ông Chi nói. 

Chuyển giao chậm vì chây ỳ?

Liên quan đến thực trạng chuyển giao DN đã CPH về SCIC, ông  Nguyễn Hồng Hiển, Phó Tổng giám đốc SCIC cho hay: tính đến quý I/2017 đã tiếp nhận 4 DN, vốn NN 273 tỷ đồng. Danh sách DN đã làm việc với bộ ngành địa phương và thống nhất chuyển giao có 61 DN, hiện đã nhận 15 DN, còn tiếp tục 46 DN.

Theo ông Hiển, ngày 12/12/2016. Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 2225/ĐMDN đã yêu cầu các bộ, địa phương chỉ đạo các đơn vị kiên quan và đại diện chuyển giao về SCIC đúng quy định 2016 và quý I năm 2017.  Tuy nhiên, thực tế kết quả từ 2011 đến nay mới nhận 94 DN có phần vốn lớn nhỏ khác nhau với vốn NN 2.700 tỷ đồng. Còn  lại 176 DN chưa chuyển giao, SCIC đã gửi kiến nghị các bộ ngành, địa phương.” Về việc chuyển giao vốn, SCIC cũng chỉ là DN. Chúng tôi  rất nỗ lực, còn lại để thực hiện đúng quy định pháp luật quy định pháp luật về chuyển giao cần sự phối hợp của bộ ngành, UBND các địa phương”, ông Chi cho biết.

Về tiến độ bán vốn, theo đại diện DN này, sang đến quý 2, và 4 sẽ bán rất nhanh. Từ nay đến năm  2020, SIC sẽ bán vốn 5 DN: Đá AN Giang, Cty TM Tràng Tiền, Cty 1 TV ĐTPT HPI nhận từ SBIC về, 1 TV in biểu mẫu thống kê, Cty In thống kê TPHCM;  3 DN sẽ giữ lại phần vốn hiện có gồm: Cty TNHH SCIC 100% vốn SCIC, Công ty CP Cơ khí khoáng sản Hà Giang đang năm 47%; Cty Viên thông FPT Ftel nắm 50% .

Về hoạt động đầu tư dự án, trong 3 tháng đầu năm, SCIC đã tập trung đẩy mạnh và đã có chuyển biến tích cực. SCIC đã quyết định đầu tư góp vốn vào dự án nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam. Ngoài ra, Tổng công ty  đang kết hợp với các nhà đầu tư chuyên ngành triển khai một loạt các dự án quan trọng khác như dự án Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, dự án Tháp truyền hình, xây Tháp Tài chính cuối năm nay.

MỚI - NÓNG