Cơ đồ đất nước hôm nay: Nền tảng để vượt thách thức

Đảng ta lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu ảnh: Như Ý
Đảng ta lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu ảnh: Như Ý
TP - Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khai mạc Đại hội Đảng lần thứ XIII, Tổng Bí thư khẳng định: Kinh tế nước ta duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, 5,9%, khó khăn vướng mắc, yếu kém từ những năm trước đã được tập trung giải quyết, chất lượng tăng trưởng được cải thiện…

Với nền tảng kinh tế như hiện nay, các đại biểu đều thống nhất cho rằng, đây là cơ sở để đất nước vượt qua thách thức, khó khăn để trở thành nước đang phát triển có nền công nghiệp theo hướng hiện đại.

Phát triển kinh tế chủ động, bền vững

Ngày 27/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng có bài phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ XIII. Từ những con số do ông Dũng đưa ra có thể thấy, nhịp đập của những con số về đầu tư, nợ công giảm… phản ánh rõ lòng tin của nhân dân vào “cơ đồ” đất nước sau 35 năm đổi mới.  Đây là điều kiện để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chủ động và bền vững, làm nền tảng cho giai đoạn tiếp theo.

Cơ đồ đất nước hôm nay: Nền tảng để vượt thách thức ảnh 1 Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng

Ngân sách nhà nước (NSNN) trong giai đoạn 2016 - 2020 bắt đầu với cơ cấu thu chi ngân sách còn nhiều điểm chưa hợp lý, đặc biệt nợ công đã lên tới 63,7% GDP - sát với mức Quốc hội cho phép là 65%. Trong bối cảnh đó, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Bộ Tài chính đã chủ động báo cáo Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 07 về cơ cấu lại ngân sách, quản lý nợ công. Đặc biệt là triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều nhóm giải pháp theo tinh thần của nghị quyết, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại nền kinh tế, tạo ra sức ép thúc đẩy tiến trình sắp xếp tinh gọn bộ máy tổ chức của các cơ quan hành chính, cải cách hành chính và đẩy mạnh tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Kết quả: Thứ nhất, thu NSNN đã tăng lên, tỷ trọng động viên vào NSNN đạt bình quân trên 25% GDP giai đoạn 2016 - 2020, vì vậy đã tạo thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là hạ tầng kinh tế quan trọng. Thứ hai, cơ cấu thu ngân sách đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa. Thứ ba, nhờ tăng thu, tiếp kiệm chi, cơ cấu chi NSNN đã chuyển hướng tích cực, tăng tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển; qua đó góp phần thu hút thêm đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (tổng đầu tư xã hội 5 năm 2016 - 2020 đạt 33,4% GDP; trong đó, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh từ mức 38,9% năm 2016 lên khoảng 45% năm 2020, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 174 tỷ USD).

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, nhờ những giải pháp kịp thời trên đã bảo đảm chi an sinh xã hội, đồng thời vẫn giảm được bội chi ngân sách từ mức bình quân 5,4% GDP giai đoạn 2011 - 2015 xuống mức bình quân 3,6% GDP giai đoạn 2016 - 2020, dẫn đến nhu cầu vay nợ cũng giảm hơn so với  thời kỳ trước.

Bộ Tài chính cho biết, cùng với các giải pháp quản lý nợ chủ động, kiểm soát chặt chẽ từ khâu huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, nợ công đã giảm mạnh. Vào thời điểm hiện tại, nợ công/GDP ở mức 55,8% GDP, nợ Chính phủ ở mức 49,6% GDP, đã tạo dư địa cho chính sách tài khóa, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động. Thứ tư, nhờ có cơ cấu lại ngân sách, tăng thu, quản lý chi chặt chẽ, huy động vốn với kỳ hạn dài (bình quân năm 2020 là 13,9% năm), lãi suất thấp (bình quân năm 2020 là 2,86%/năm), vì vậy chính sách tài khóa đã hỗ trợ tích cực chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

“Cơ cấu lại ngân sách chuyển hướng tích cực đã tạo điều kiện để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chủ động và bền vững”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh. Đồng thời ông đánh giá, với kết quả cơ cấu lại NSNN, nợ công chúng ta đã có bước đi chủ động và tích cực, tạo nền tảng cho giai đoạn tiếp theo. 

Trong nhiệm kỳ tới, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết sẽ đẩy mạnh cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải cách hành chính trên cơ sở đảm bảo tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định, minh bạch, thông thoáng nhằm giải phóng, phát triển sức sản xuất của các doanh nghiệp (DN) thuộc mọi thành phần kinh tế. Thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng… nhằm hỗ trợ các DN vượt qua khó khăn trong bối cảnh hậu dịch bệnh Covid-19. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng khẳng định, thời gian tới để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế như mục tiêu của Đảng và Chính phủ đặt ra, Bộ Tài chính cũng tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, củng cố dư địa tài khóa, nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính quốc gia.

Cuối năm 2016 nợ công lên tới 63,7% GDP 
(mức Quốc hội cho phép là 65%).
Cuối năm 2020, nợ công đã về mức 55,8% GDP
Tổng đầu tư xã hội 2016 - 2020 đạt 33,4% GDP (trong đó, vốn đầu tư từ kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh từ 38,9% năm 2016 lên khoảng 45% năm 2020)
Bội chi ngân sách bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là: 5,4% GDP 
Bội chi ngân sách bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là: 3,6% GDP 

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.