Có thể áp trần giá sữa

Nếu giá sữa tiếp tục tăng cao, có thể áp giá trần. ảnh: như ý
Nếu giá sữa tiếp tục tăng cao, có thể áp giá trần. ảnh: như ý
TP - Trao đổi với Tiền Phong chiều qua, đại diện Bộ Tài chính nói rằng, phải sau thanh tra 5 doanh nghiệp lớn mới có các biện pháp xử lý cụ thể. Một giải pháp mạnh cũng được tính tới là áp giá trần đối với mặt hàng sữa trên thị trường Việt Nam nếu giá tiếp tục biến động.

Thu thập số liệu để xác minh

Sáng 4/3, liên Bộ Tài chính - Công Thương và một số bộ, ngành liên quan tổ chức họp bàn về công tác triển khai các đoàn kiểm tra giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi. Đồng chủ trì cuộc họp là Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu và Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.

Sau cuộc họp sáng qua, liên Bộ Tài chính - Công Thương thống nhất thành lập 5 đoàn thanh tra, kiểm tra 5 doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh sữa để làm rõ việc tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật của các DN về thực hiện quản lý giá.

Nếu phát hiện vi phạm, sẽ xử lý và công khai kết quả thanh tra. Đặc biệt, hai bộ sẽ thu thập số liệu liên quan, đồng thời thanh tra, kiểm tra các yếu tố cấu thành giá... 

Từ đó, các cơ quan chức năng sẽ xác minh làm rõ có hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh hoặc các quy định về giá hay không, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành liên quan để kiến nghị giải pháp xử lý, báo cáo Chính phủ. 

“Nếu trường hợp sau khi thanh tra, kiểm tra có dấu hiệu vi phạm sẽ xử lý theo pháp luật. Liên bộ Tài chính - Công Thương đang nắm bắt tình hình, sẽ tham khảo tài liệu và các thông tin liên quan, không loại trừ khả năng sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền công bố các biện pháp bình ổn giá. 

Có thể áp dụng một trong các biện pháp (7 biện pháp) theo quy định của Luật Giá. Ngoài ra, nếu tình hình giá sữa tiếp tục có diễn biến tăng, các cơ quan chức năng có thể tính tới cả biện pháp áp dụng giá trần đối với mặt hàng sữa này theo đúng quy định của Luật Giá”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nói.

Không dễ áp giá trần

Theo một chuyên gia, hiện nay, sữa là mặt hàng bình ổn giá, do vậy Nhà nước hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp quản lý theo giá trần. Theo đó, Nhà nước tính toán giá dựa trên giá nhập khẩu, thuế, chiết khấu bán hàng và lợi nhuận DN ở mức hợp lý. Điều này có thể thực hiện được vì thị trường sữa bột do một vài DN lớn phân phối, đó là hình thức nhóm DN thống lĩnh thị trường theo Luật Cạnh tranh.

Trao đổi với PV Tiền Phong, giám đốc đối ngoại một hãng sữa, nói rằng, việc áp giá trần đối với mặt hàng sữa bột đã được Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính đề xuất từ năm 2009. Theo đó, Bộ Tài chính sẽ là cơ quan ban hành mức giá trần và đơn vị nào bán vượt quá sẽ bị phạt rất nặng. Tuy nhiên, đến nay, biện pháp này chưa từng được áp dụng.

Vị này cho rằng, việc đưa ra mức giá trần cho các sản phẩm sữa không phải là chuyện dễ. Mỗi hãng sữa đều có cơ cấu giá thành sản phẩm khác nhau dựa trên nguồn nguyên liệu, giá nhân công, thuế thu nhập DN, quy mô sản xuất, tổ chức nhân sự, hệ thống phân phối khác nhau.

Đại diện một DN cho rằng, nếu áp giá trần thì theo giá sữa nội hay sữa ngoại, bởi hiện nay giá sữa nội chỉ bằng 50- 60% sữa ngoại. Thực tế, mặt hàng sữa không phải như xăng dầu, DN chỉ nhập về là bán ra thị trường nên Nhà nước dễ dàng định giá, trong khi đó, sữa nguyên liệu nhập về DN phải chi phí nghiên cứu dinh dưỡng, bổ sung vi chất, marketing... nên việc áp giá trần từng sản phẩm là không đơn giản.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, quản lý giá sữa theo giá trần là việc không dễ thực hiện. Vấn đề lớn nhất với các hãng sữa ngoại tại Việt Nam là nghi chuyển giá. Để kết luận các hãng sữa có chuyển giá hay không, phải điều tra rất kỹ lưỡng. Phải nghiên cứu rất kỹ từng trường hợp. 

Việc chuyển giá cần tập trung vào những công ty nước ngoài sản xuất sữa tại Việt Nam. Nếu thấy bất hợp lý trong giá của các hãng sữa này thì Bộ Tài chính có thể tuýt còi. 

“Muốn áp dụng giá trần thì Bộ Tài chính phải đi điều tra thị trường, kiểm soát chi phí xem có rơi vào đúng các quy định của luật không. Khi thấy đủ điều kiện, nếu cần thiết, có thể áp giá trần. Còn nếu làm không đúng, sai luật là ông chết”, ông Long nói.

Ông Long cho rằng, để quản lý giá sữa, với những Cty chỉ nhập sữa về rồi bán lại, có thể quản lý giá bằng phương pháp so sánh (lấy giá trong nước so sánh với giá thế giới sau khi trừ các chi phí). Với các công ty sữa sản xuất trong nước, có thể áp dụng kiểm soát chi phí.

Tại hội thảo về giá sữa và vấn đề kiểm soát do Bộ Công Thương tổ chức gần đây, lãnh đạo Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho rằng, chênh lệch giá sữa là vấn đề kéo dài nhiều năm qua. Hầu hết các loại sữa bột trẻ em nhập khẩu đều có chênh lệch giá mua và giá bán lẻ khá cao. 

Theo vị này, thị trường sữa đang tồn tại trường hợp DN hạ thấp giá nhập khẩu khi tính thuế để trốn thuế nhập khẩu và thuế thu nhập DN. Cũng có tình trạng thỏa thuận gửi giá giữa nhà nhập khẩu và Cty xuất khẩu. Tình trạng đáng lưu ý nữa là việc DN nhập khẩu và phân phối chuyển một phần chênh lệch giá sang quảng cáo và khuyến mại, hội thảo để không phải nộp cho Nhà nước. 

Số tiền chênh lệch này cũng được dùng để xúc tiến thương mại và cạnh tranh trên thị trường với các hãng khác. “Giá sữa cao do chênh lệch giá bán buôn, bán lẻ cao, Nhà nước không thu được thuế thì cần xem xét có sự tiếp tay, thiếu trách nhiệm của các cơ quan quản lý tại khâu này không”, ông đặt vấn đê.

Một chuyên gia về giá khẳng định với Tiền Phong rằng, Bộ Tài chính hoàn toàn có thể tuýt còi các khoản chi phí bất hợp lý trong các khâu phân phối, quảng cáo, tiếp thị khiến sữa đội giá. “Kết quả thanh tra, kiểm tra việc chấp hành về thuế của vài năm gần đây cho thấy, nhiều DN kinh doanh sữa ngoại có vi phạm về chi phí quảng cáo. Có DN chi quảng cáo tới 40%. Như vậy cần xử lý”, ông nói.

Một chuyên gia về giá khẳng định với Tiền Phong rằng, Bộ Tài chính hoàn toàn có thể tuýt còi các khoản chi phí bất hợp lý trong các khâu phân phối, quảng cáo, tiếp thị khiến sữa đội giá. “Kết quả thanh tra, kiểm tra việc chấp hành về thuế của vài năm gần đây cho thấy, nhiều DN kinh doanh sữa ngoại có vi phạm về chi phí quảng cáo. Có DN chi quảng cáo tới 40%. Như vậy cần xử lý”, ông nói.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.