Coi chừng sập bẫy với chương trình 'mua sắm hoàn tiền'

Mua sắm hoàn tiền được cơ quan chức năng cảnh báo là đa cấp trái phép
Mua sắm hoàn tiền được cơ quan chức năng cảnh báo là đa cấp trái phép
TPO - “Tiêu dùng hoàn tiền” hay “mua sắm hoàn tiền” (cashback) là việc người tiêu dùng, người mua được hoàn lại một phần tiền khi họ mua sắm thông qua thẻ ngân hàng, ví điện tử, hoặc qua ứng dụng mua hàng.

Ngày 15/8, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương đã cảnh báo về các website, ứng dụng hoàn tiền mua sắm (cashback) có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép

Theo Cục, thực chất của mô hình cashback là mô hình thương mại điện tử B2C kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Lý do để các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ hoàn tiền cho người tiêu dùng là muốn mở rộng hệ thống khách hàng, việc hoàn tiền là cách để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ; chiết khấu/hoàn lại một phần tiền hoa hồng cho khách khi họ mua sắm sản phẩm, dịch vụ khi giới thiệu cho người tiêu dùng khác.

Coi chừng sập bẫy với chương trình 'mua sắm hoàn tiền' ảnh 1 Khách hàng được hoàn tiền thực tế không như quảng cáo

Cashback thời gian gần đây nổi lên như một xu hướng mua sắm thương mại điện hiện đại. Tuy nhiên, qua quá trình theo dõi và thu thập thông tin qua các phương tiện Internet, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhận thấy nhiều trang thương mại điện tử, ứng dụng internet được quảng cáo theo mô hình cashback và có nhiều dấu hiệu đáng nghi.

Cụ thể, khi sử dụng các website, ứng dụng thương mại điện tử này để giao dịch mua sắm thì người tham gia (bao gồm cả tài khoản của nhà cung cấp và người tiêu dùng) được “vẽ” là luôn luôn luôn có lợi với giá trị hoàn tiền/chiết khấu cho mỗi giao dịch được quảng cáo rất hấp dẫn từ 80% tới 100% hoặc thậm chí cao hơn dành cho cả bên bán và bên mua.

Tuy nhiên, thực tế việc “hoàn tiền” với giá trị % cao như vậy chỉ được thể hiện ở việc tích điểm trên hệ thống nội bộ, khi chuyển đổi ra tiền mặt thì chỉ theo theo các tỷ lệ % rất nhỏ, không đáng kể (thường chỉ khoảng từ 0,05% - 0,1%/ ngày), không có ý nghĩa về việc “hoàn tiền” như đã quảng cáo.

Việc tích điểm trên hệ thống nội bộ của những website và ứng dụng này thường có liên quan tới một hoặc một số loại tiền ảo, ví điện tử (ví dụ như Gem, CBP, Silling, USDT, ETH, ONE, VNDC…). Ngoài việc giao dịch mua sắm tiêu dùng, hệ thống còn cho phép các tài khoản của người tham gia có thể đầu tư, mua bán và trao đổi các điểm số nội bộ trên hệ thống tương ứng với các loại tiền ảo tự lưu hành trên.

Coi chừng sập bẫy với chương trình 'mua sắm hoàn tiền' ảnh 2

Thế nhưng thực tế các loại tiền ảo, ví điện tử này chỉ có giá trị nội bộ trong hệ thống, không được pháp luật Việt Nam công nhận là trung gian để thanh toán. Người tham gia có những tranh chấp liên quan đến những giao dịch này đều không được pháp luật bảo vệ.

Tùy thuộc vào thứ tự tham gia và người giới thiệu (bảo trợ để đăng ký vào hệ thống) mà các tài khoản người tham gia trong hệ thống sẽ được kết nối, sắp xếp theo tầng, cấp, nhánh. Lúc này, hệ thống thường đưa ra các hình thức để huy động vốn hoặc mời gọi người tham gia nộp thêm tiền để nâng cấp tài khoản lên các mức cao hơn (như khoản Silver, Gold, Platinum, Dimond hay Global Executive Commission, Millionaire…) để được hưởng hoa hồng, quyền lợi hấp dẫn theo tỷ lệ phần % số tiền của những người tham gia tuyến dưới, nhánh dưới nộp vào để tham gia và nâng cấp tài khoản trên hệ thống.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, những mô hình hoạt động của các website, ứng dụng thương mại điện tử có những biểu hiện như trên hoặc tương tự như trên đều không rõ ràng, không minh bạch trong mô hình hoạt động, có nhiều dấu hiệu biến tướng, sử dụng mô hình kinh doanh đa cấp trái phép.

“Do đó để hạn chế những rủi ro tài chính và pháp lý, người dân không nên tham gia đầu tư và phát triển hệ thống của những website và ứng dụng thương mại điện tử có dấu hiệu nêu trên” - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cảnh báo.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Nhiều người dân tộc thiểu số lần đầu thao tác màn hình cảm ứng không còn bỡ ngỡ

Nhiều người dân tộc thiểu số lần đầu thao tác màn hình cảm ứng không còn bỡ ngỡ

TPO - Sáng 7/7, màu áo xanh thanh niên đã phủ khắp các Trung tâm hành chính công từ thành thị đến vùng cao của tỉnh Lào Cai. Hơn 1.500 đoàn viên, thanh niên đồng loạt ra quân hưởng ứng “Ngày cao điểm hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến”.
Tuần mới đặc biệt trên xã đảo duy nhất ở Thủ đô

Tuần mới đặc biệt trên xã đảo duy nhất ở Thủ đô

TPO - Ngày mới, tuần mới trên xã đảo duy nhất tại Thủ đô (xã đảo Minh Châu, TP Hà Nội) thật đặc biệt. Đặc biệt bởi tinh thần "đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên" đã tạo không khí, tinh thần hứng khởi cho người dân khi được xử lý nhanh thủ tục hành chính trong quá trình vận hành bộ máy hành chính mới.
Đội hình 'kỹ sư số cộng đồng' hỗ trợ xã, phường, đặc khu trên toàn quốc

Đội hình 'kỹ sư số cộng đồng' hỗ trợ xã, phường, đặc khu trên toàn quốc

TPO - Ngày 7/7, Trung ương Đoàn tổ chức ra quân toàn quốc các đội hình thanh niên tình nguyện tham gia hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại cơ sở. Các đội hình được kỳ vọng sẽ trở thành những “kỹ sư số cộng đồng” đồng hành cùng chính quyền và nhân dân ở cơ sở trong tiến trình chuyển đổi số, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả