Cởi nút thắt ODA

Cởi nút thắt ODA
TP - Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG 2010) vừa kết thúc. Dù số vốn hỗ trợ chính thức (ODA) cam kết chỉ là 7,9 tỷ USD, thấp hơn năm ngoái nhưng xét trên bình diện khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, đó vẫn là con số ấn tượng. Tuy nhiên, không chỉ các nhà tài trợ mà ngay chính Chính phủ Việt Nam đều chung một quan ngại, đó là chuyện Việt Nam sẽ tiêu số vốn trên như thế nào?

Tại CG 2010, bài toán giải ngân ODA đã được các bên đưa ra mổ xẻ. "Nút thắt" được các bên thấy rõ đó là thời gian chuẩn bị thực hiện dự án của phần lớn các nhà tài trợ thường kéo dài. Ví như với các dự án của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) theo tính toán của lãnh đạo các tổ chức này, thường mất khoảng hai năm.

Trưởng Ban Đấu thầu WB, ông Kofi Awanyo cho biết, hiện tại tỷ lệ giải ngân ODA dự án ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất trong khu vực. Ví dụ trong tháng 3-2010, tỷ lệ giải ngân các dự án của WB là 16%, trong khi mức trung bình là 23%.

Ông Kofi Awanyo nói: Điều này rất khó thuyết phục ban lãnh đạo WB trong việc tiếp tục cho vay vốn. Hay đơn cử với ADB hiện là một trong những nhà tài trợ đa phương lớn nhất của Việt Nam với dư nợ ODA khoảng 6 tỷ USD. Trong vòng 5 năm tới, ADB sẽ tiếp tục xem xét khoản tài chính khoảng 10 tỷ USD nữa cho Việt Nam (trong đó có 1,5 tỷ cam kết cho năm 2011). ADB nói, họ sẽ không thể yên tâm nếu "nút thắt" này không được mở.

Phải làm gì để đẩy nhanh tiến độ giải ngân ODA mà vẫn đảm bảo hiệu quả cũng như bảo toàn vốn? Ông Hồ Quang Minh - Vụ trưởng Kinh tế Đối ngoại (Bộ KH&ĐT) chỉ rõ: ODA đang tắc lâu nhất ở khâu đấu thầu. Mặc dù Chính phủ đã cải thiện rất mạnh mẽ các quy định liên quan đấu thầu dự án cũng như các thủ tục liên quan đầu tư, xây dựng khác để tiệm cận thông lệ quốc tế nhưng thực tế vẫn chưa như mong muốn.

Theo ông Minh, các vướng mắc này đang được Quốc hội Việt Nam xem xét, sửa đổi, đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh minh bạch song không tạo thêm thủ tục phiền hà. Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT đang và sẽ triển khai đồng loạt nhóm giải pháp hỗ trợ đẩy nhanh tiến trình này. Hy vọng, trong tương lai gần, niềm tin sẽ sớm trở về với các nhà tài trợ .

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.