Công nhân bức xúc vì làm ‘bục mặt’ lương vẫn thấp, không đủ sống

Công nhân bức xúc vì làm ‘bục mặt’ lương vẫn thấp, không đủ sống
TPO - Theo báo cáo mới đây của Tổng Liên đoàn Việt Nam, mặc dù thời gian qua, tiền lương đã từng bước được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, khoảng 30% công nhân có thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn. Tiền lương trở thành vấn đề bức xúc nhất hiện nay đối với công nhân lao động.

Tại báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tình hình lao động, việc làm 2018 và đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu về lao động, việc làm 2019, tính đến cuối năm 2018 cả nước có khoảng 15,7 - 16 triệu lao động trong các loại hình doanh nghiệp (công nhân lao động).

Hiện có khoảng 30% lao động có thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn. Số công nhân lao động có tích luỹ chủ yếu thuộc lao động quản lý, lao động có trình độ chuyên môn cao.

Báo cáo dẫn số liệu khảo sát của Viện Công nhân và công đoàn năm 2018 cho thấy, chỉ có 51,3% công nhân lao động có thu nhập vừa đủ trang trải cuộc sống, vẫn còn 20,6% cho biết phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ; 12% cho biết thu nhập không đủ chi tiêu, vẫn phải làm thêm để cải thiện cuộc sống. Có 46% lao động bức xúc vì tiền lương, thu nhập thấp so với công sức họ bỏ ra.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân lao động dựa trên mức lương tối thiểu vùng nên mức lương cơ bản làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân lao động rất thấp, chỉ trên mức lương tối thiểu vùng khoảng 10 - 15%. Nhiều nơi, công nhân lao động bị cắt giảm các chế độ phúc lợi, tiền thưởng khi tiền lương tối thiểu và mức đóng bảo hiểm xã hội tăng.

Năm 2019, theo báo cáo, tình hình tiền lương, thu nhập của công nhân lao động tiếp tục được cải thiện và nâng cao một bước nhưng không nhiều. Các doanh nghiệp đều đã điều chỉnh tiền lương theo mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1 nhưng mức tăng thấp, bình quân chỉ khoảng 5,7%. Bên cạnh đó, nhiều công nhân lao động có mức lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng chỉ được điều chỉnh tăng lên ít hoặc không tăng.

Ngoài tiền lương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định, vấn đề an ninh việc làm, an sinh xã hội và bảo đảm việc làm bền vững của công nhân lao động cũng đang là vấn đề bức thiết của năm 2018.

Hiện có khoảng 2/3 số công nhân lao động, tập trung ở hầu hết số lao động trực tiếp, chưa hài lòng với việc làm và cuộc sống hiện tại, thậm chí có tới 1/3 có thái độ tiêu cực trong lối sống, suy nghĩ và hành động, báo cáo nêu số liệu định lượng.

Số liệu cho thấy, hiện chỉ có 235 nghìn doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội và tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội so với lực lượng lao động mới đạt khoảng 25%. Mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ lao động, tranh chấp lao động xảy ra ở khu vực doanh nghiệp vẫn còn diễn biến phức tạp.

Năm 2018 cả nước đã xảy ra 208 cuộc tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể. Do đó, trong năm 2019, Tổng Liên đoàn cho rằng, việc bảo đảm thực hiện các mục tiêu  bảo đảm việc làm, tiền lương và quyền lợi của người lao động  gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, lao động các ngành được bảo hộ nhiều, các ngành kém hiệu quả sẽ bị mất việc làm, kéo theo thách thức lớn đối với vấn đề an sinh xã hội, đặc biệt là các ngành thâm dụng lao động với mức lương thấp, không có tích lũy tài chính.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.