Cựu Giám đốc WTO: Sợ “thiệt” khi đàm phán sẽ khó gia nhập WTO

Cựu Giám đốc WTO: Sợ “thiệt” khi đàm phán sẽ khó gia nhập WTO
Trong cuộc họp báo chiều 11/4, ông Moore - cựu Giám đốc WTO đã giải thích vì sao Việt Nam vẫn chưa gia nhập WTO và liệu Việt Nam có thực hiện được mục tiêu nói trên.

Cựu Giám đốc WTO: Sợ “thiệt” khi đàm phán sẽ khó gia nhập WTO

Ông có cho rằng việc gia nhập WTO đang ngày càng khó khăn hơn với các thành viên mới?

Dĩ nhiên là các thành viên mới thường cho rằng họ phải nhượng bộ quá nhiều khi đàm phán gia nhập WTO, nhưng đó là một xu thế.

Bản thân một nước lớn ngay bên cạnh Việt Nam là Trung Quốc cũng phải rất khó khăn để gia nhập WTO, nên nếu Việt Nam mong muốn gia nhập tổ chức này thì không thể nói là sẽ dễ dàng hơn Trung Quốc. Bởi vì nếu như vậy thì các nước sẽ đặt các câu hỏi đại loại như tại sao lại áp dụng dòng thuế này đối với Trung Quốc mà không áp dụng cho Việt Nam...

Tất nhiên là chúng ta cần phải gia nhập WTO không chỉ để buôn bán trao đổi trên thị trường quốc tế, mà còn để mỗi quốc gia tự bảo vệ mình khi dựa vào các hệ thống luật của WTO, đó là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về thương mại.    

Ông bình luận thế nào về khả năng gia nhập WTO của Việt Nam trong năm nay?

Có thể, nhưng các bạn sẽ phải vượt qua rất nhiều khó khăn vì hiện nay Việt Nam đang phải đàm phán song phương với 10 nước, ngoài ra 130 nước khác cũng có thể đưa ra yêu cầu thảo luận song phương đối với Việt Nam.

Vấn đề quan trọng nhất theo tôi là quan niệm đàm phán của các bạn. Bởi vì khi tham gia đàm phán thì mọi người đều sợ “thiệt”, vì sự nhân nhượng đó là vì lợi ích của đối tác chứ không phải của họ, nhưng thực ra trong bất kỳ một cuộc đàm phán nào thì nhân nhượng là phục vụ cho lợi ích của hai bên. Đối tác đàm phán sẽ yêu cầu các bạn mở cửa thị trường rất nhiều, và các bạn thì không muốn điều đó.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của cá nhân tôi cho thấy những nước có nền kinh tế “mở” là những nước có đời sống người dân khấm khá nhất, ví như Singapore hay là chính New Zealand.

Trong số các nước đang đàm phán về gia nhập WTO với Việt Nam, theo ông đâu là “đối thủ nặng ký” nhất?

Không thể nói là nước nào là “rào cản” lớn nhất, mà điều quan trọng là quan niệm, là thái độ đàm phán như tôi đã nói ở trên.

Những “cái giá” phải trả nếu Việt Nam chỉ có thể gia nhập WTO sau khi vòng đàm phán Doha kết thúc, thưa ông?

Vòng đàm phán thương mại Doha diễn ra tại thời điểm mà tôi còn làm các công việc liên quan đến WTO, nếu Việt Nam đã là thành viên WTO và Việt Nam có các giải pháp hiệu quả thì Việt Nam sẽ được lợi rất nhiều từ vòng đàm phán này.

Ví như sản phẩm cà phê nếu không tham gia vào vòng đàm phán Doha hoặc là không tham gia vào các cơ chế thương mại quốc tế thì chắc chắn là các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ khó khăn rất nhiều trên thị trường quốc tế, nhất là vấn đề hạn ngạch...

MỚI - NÓNG