Cựu Tổng giám đốc Nam Á bank ứng cử vào HĐQT Eximbank

Bà Lương Thị Cẩm Tú, cựu CEO NamABank
Bà Lương Thị Cẩm Tú, cựu CEO NamABank
TPO - Bà Lương Thị Cẩm Tú – cựu Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Nam Á là ứng viên bầu bổ sung vào hội đồng quản trị (HĐQT) Eximbank.

Ngày 27/4, Ngân hàng thương mại Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018.

Theo tờ trình bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI (2015-2020), bà Lương Thị Cẩm Tú – nguyên Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) là ứng viên bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank nhiệm kỳ này. Được biết bà Lương Thị Cẩm Tú chỉ mới rút khỏi HĐQT NamABank cách đây không lâu, từ ngày 4/3/2018.

Cựu Tổng giám đốc Nam Á bank ứng cử vào HĐQT Eximbank ảnh 1 Vụ khách hàng Chu Thị Bình bị mất 245 tỷ đồng tiền gửi tại Eximbank làm nóng đại hội 

Tại đại hội, thông tin về một số vụ việc khiếu nại lớn chưa được giải quyết, ông Lê Văn Quyết – Tổng giám đốc Eximbank cho biết, trong năm 2017, Eximbank có phát sinh 2 vụ rủi ro tiền gửi lớn là vụ việc 6 khách hàng gửi hơn 50 tỷ đồng vào Phòng giao dịch Eximbank Đô Lương (tỉnh Nghệ An) và khách hàng Chu Thị Bình gửi tiền 245 tỷ đồng vào chi nhánh Eximbank TPHCM.

Cụ thể, từ cuối tháng 2/2017, Eximbank phát hiện số dư tiền gửi của khách hàng Chu Thị Bình trên hệ thống ngân hàng có sự chênh lệch so với số dư thể hiện trên các sổ tiết kiệm bà Bình đang giữ. Ngay khi phát hiện vụ việc, Eximbank đã có đơn gửi Cơ quan cảnh sát điều tra (C44) để xác minh làm rõ. Ngày 12/6/2017, C44 thông báo cho Eximbank là chữ ký của bà Bình trên các chứng từ có liên quan đến việc rút tiền là thật và ngày 7/12/2017, cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, đồng thời có quyết định truy nã đối với ông Lê Nguyễn Hưng – nguyên Phó giám đốc Eximbank chi nhánh TPHCM.

Cựu Tổng giám đốc Nam Á bank ứng cử vào HĐQT Eximbank ảnh 2 Eximbank thời gian gần đây liên tiếp "dính phốt" mất tiền gửi khiến khách hàng lo lắng

Theo ông Quyết, xét thấy các chứng từ rút tiền có chữ ký thật của bà Bình, trong khi vụ án chưa có kết luận của cơ quan điều tra nên Eximbank chưa có đủ cơ sở pháp lý để chi trả tiền tiết kiệm theo yêu cầu của bà Bình. Do vậy mà 2 bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. “Trong khi chờ phán quyết của tòa án, Eximbank vẫn có thiện chí để có thể cùng bà Bình đi đến một thỏa thuận thấu tình đạt lý, đúng quy định pháp luật” – ông Quyết cho biết.

Cũng theo lãnh đạo Eximbank, sau sự việc, Eximbank đã tăng cường kiểm tra, rà soát lại công tác huy động vốn trong toàn hệ thống, kết quả không có dấu hiệu bất thường ngoài trường hợp của bà Bình và vụ việc ở Đô Lương - Nghệ An (Eximbank đã phát hiện vào tháng 9/2016). Đồng thời, Eximbank cũng đã rà soát và cải tiến một số quy định nội bộ để tăng cường công tác quản trị rủi ro hệ thống, đặc biệt là khách hàng có thể kiểm tra tiền gửi của mình qua Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking; xác thực việc ủy quyền bằng dấu vân tay; luân chuyển cán bộ...

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.