Đà Nẵng khởi động lại “thung lũng Silicon”

Máy xúc xây dựng tại dự án. Ảnh: Website Sở TT&TT Đà Nẵng.
Máy xúc xây dựng tại dự án. Ảnh: Website Sở TT&TT Đà Nẵng.
TP - Đầu năm nay, tập đoàn Trung Nam khởi động lại dự án Khu Công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng, còn gọi là “thung lũng Silicon”. 

Sau khi dự án “thung lũng Silicon” bị bỏ rơi tháng 8/2014, nhiều lần lãnh đạo Đà Nẵng mời chủ đầu tư đến họp, nhưng đại diện Tập đoàn Rocky Lai & Associates, (Mỹ) vẫn không có mặt. Và khá ngạc nhiên khi đầu năm nay, đơn vị tái khởi động dự án lại là tập đoàn Trung Nam. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều khả năng chủ đầu tư ngoại đã bỏ cuộc. Chủ đầu tư hiện nay là Cty CP Phát triển Khu CNTT Đà Nẵng.


“Hiện nay, Cty đang tái cơ cấu lại bộ máy nhân sự và cổ đông, bảo đảm tính pháp lý, pháp nhân, bảo đảm năng lực. Chúng tôi sẽ đẩy nhanh tiến độ tại công trình này, kể từ năm 2015”- ông Bùi Xuân Định, Phó Tổng Giám đốc Cty CP Phát triển Khu CNTT Đà Nẵng cho biết.

“Thung lũng Silicon” có tổng vốn đầu tư 278 triệu USD. Trong đó, giai đoạn 1: 131 hécta được triển khai trong 4 năm (2013 - 2017) với tổng vốn đầu tư 82 triệu USD; giai đoạn 2 là 210 hécta được triển khai trong 6 năm (2017-2023) với tổng vốn đầu tư 196 triệu USD. Được biết, dự án vẫn tiếp tục giữ nguyên quy mô 341 hécta, sẽ hoàn thành những việc còn dang dở theo đúng thời hạn phân kỳ đầu tư. Theo tập đoàn Trung Nam, trong năm 2015, nhà đầu tư phấn đấu hoàn thành 50% khối lượng công việc giai đoạn 1 và lên phương án mời gọi chủ đầu tư. Năm 2016, hoàn thành 100% nội dung công việc của giai đoạn 1 và tiến hành kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất…

Liên kết hay bỏ cuộc?

Tại kỳ họp HĐND thành phố cuối năm 2014, nhiều đại biểu cho rằng khâu thẩm định năng lực tài chính Tập đoàn Rocky Lai & Associates, Inc – Texas là có vấn đề. Theo lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, việc thẩm định năng lực tài chính chủ yếu… nhờ Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Trên website của Sở TT & TT Đà Nẵng, ông Phạm Kim Sơn - Giám đốc Sở cho rằng, trước đây nhà đầu tư gặp một số vấn đề nhạy cảm và tế nhị trong quyết định đầu tư chiều sâu vào Khu CNTT tập trung Đà Nẵng, nên cuối cùng, họ phải dừng chứ hoàn toàn không có chuyện chưa thẩm định năng lực mà vẫn mời gọi. 

Trao đổi với Tiền Phong, ông Sơn cho biết, hiện nay, năng lực tài chính của nhà đầu tư ngoại vẫn rất ổn, chỉ là họ cảm thấy chiến lược kinh doanh không còn phù hợp nên quyết định rút một phần vốn. “Làm sao có thể nói tập đoàn này không đủ khả năng thực hiện dự án được. Họ có thừa tiền để mua một lúc mấy dự án ấy chứ. Họ vẫn không rút hẳn, nhiều khả năng sẽ để lại khoảng 35% trên tổng vốn đầu tư. Theo đó, họ sẽ liên kết với nhà đầu tư Việt Nam để tiếp tục thực hiện. Dự án chủ yếu mời gọi nhà đầu tư nước ngoài nên một mình doanh nghiệp Việt e rằng không thể làm nổi” - ông Sơn nói.

Trao đổi với Tiền Phong, đại diện tập đoàn Rocky Lai & Associates, Inc – Texas là ông Lý Khánh Linh (Trưởng BQL dự án Khu CNTT Đà Nẵng, thừa nhận: nhà đầu tư đã đổ vào dự án khoảng 20 tỷ đồng, chủ yếu là các khâu chuẩn bị, thiết kế, điều hành… Chưa có một đồng nào cho công việc thi công. Ông Linh cho hay, tập đoàn đang khó khăn về vốn do… khủng hoảng kinh tế toàn cầu và không thể trả tiền cho các nhà thầu thi công.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.