Đan Mạch đón lao động Việt Nam

Đan Mạch đón lao động Việt Nam
TP - Ngày 2/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng LĐ-TB&XH - Nguyễn Thị Kim Ngân và Bộ trưởng Việc làm Đan Mạch - Claus Hjort Frederiksen ký kết bản ghi nhớ hợp tác về lao động và việc làm, khai mở thị trường mới cho người lao động (NLĐ) Việt Nam.
Đan Mạch đón lao động Việt Nam ảnh 1

Bản ghi nhớ nêu lên những lĩnh vực có tiềm năng mà hai bên có thể hợp tác. Trong số đó, có việc cải thiện pháp chế về quản lý lao động, an sinh xã hội và quan hệ lao động, các chính sách tăng cường hợp tác ba bên, tạo công ăn việc làm cho lao động và làm tăng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các chính sách về cải thiện an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, sức khỏe và an toàn lao động cũng được hai bên quan tâm.

Theo Bộ trưởng LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân, Đan Mạch đang đối mặt với việc thiếu nguồn lao động có trình độ cao. Người Việt Nam muốn sang làm việc tại Đan Mạch phải được cơ quan có thẩm quyền của Đan Mạch cấp giấy phép cư trú và giấy phép làm việc.

Theo chính sách của Đan Mạch, nước này đang có các chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài như người nước ngoài có trình độ tay nghề phù hợp với yêu cầu của ngành nghề mà Đan Mạch đang thiếu với điều kiện các ngành nghề đó nằm trong danh mục “Các ngành nghề được nhận lao động nước ngoài”.

Những người nước ngoài làm việc tại Đan Mạch được trả mức lương cao. Theo quy định, mức lương hiện nay đang áp dụng với người lao động nước ngoài là 375.000 DKK/năm (tương đương 65.000 USD/năm).

Chương trình hợp tác trong doanh nghiệp nước này cho phép doanh nghiệp nhận lao động từ các chi nhánh, văn phòng của họ ở nước ngoài vào làm việc.

Trao đổi với PV Tiền Phong, một chuyên gia XKLĐ có kinh nghiệm về thị trường châu Âu cho biết, để tiếp nhận lao động đến từ Việt Nam, các doanh nghiệp Đan Mạch sẽ phải mở chi nhánh tại Việt Nam.

Đan Mạch đón lao động Việt Nam ảnh 2
Đào tạo y tế tại trường Cao đẳng nghề Nguyễn Tất Thành - TP Hồ Chí Minh

Thông qua các chi nhánh, văn phòng Cty đó, họ sẽ trực tiếp tuyển dụng lao động có nghề phù hợp với nhu cầu. Việc làm này phù hợp với luật pháp Đan Mạch và quy định chung về tiếp nhận lao động nước ngoài của Liên minh Châu Âu (EU).

Để doanh nghiệp tuyển được lao động có tay nghề phù hợp, Đan Mạch cho phép doanh nghiệp nhận lao động từ các nước cũng như Việt Nam sang Đan Mạch tu nghiệp để nâng cao tay nghề.

Ông Claus Hjort Frederiksen cho biết sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo những lao động mà Đan Mạch đang cần, đặc biệt là y tá và hộ lý.

Mặc dù hiện nay, vẫn chưa có lao động nào của Việt Nam sang làm việc tại Đan Mạch, nhưng với việc ký kết bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm thu nhập cao cho NLĐ Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.