Dạo sắm Tết ở Sapporo

Dạo sắm Tết ở Sapporo
TP - Bước chân vào nhiều cửa hiệu ở Sapporo - thủ phủ của Hokkaido, Nhật Bản tận thấy nụ cười gần như thường trực trên làn môi những thiếu nữ bán hàng, người mua ai cũng cảm thấy ấm áp.
Dạo sắm Tết ở Sapporo ảnh 1
Bến tàu điện ngầm cũng nhan nhản cửa hiệu

Nhật Bản giống nhiều nước trên thế giới đón một năm mới theo tết tây. Công viên Odori, nằm trên trục đường chính của trung tâm thành phố Sapporo, những ngày cuối tháng 12, khi chúng tôi bách bộ đã tận hưởng một không khí đón năm mới 2010 ngập tràn.

Dạo sắm Tết ở Sapporo ảnh 2
Đêm Sapporo

Nhiều bạn trẻ đến nơi diễn ra Lễ hội Tuyết vào tháng hai hàng năm này trầm trồ trước vẻ đẹp của những ánh đèn màu tỏa ra từ Tháp Truyền hình. Họ cùng mua đồ lưu niệm, và ngắm những hàng cây được phủ lên những chùm “hoa điện” sặc sỡ.

Dạo sắm Tết ở Sapporo ảnh 3
Tạo ấn tượng cho khách mua hàng

Thời tiết ở Sapporo những ngày này xuống tới âm 5 độC, nhưng vẫn không cản nổi dòng người ngược xuôi thưởng ngoạn bầu không khí năm mới đang đến.

Dạo sắm Tết ở Sapporo ảnh 4
Trưng diện bắt mắt

Ở khu Tháp Đồng hồ - biểu tượng của Sapporo, từng tốp người thay nhau chụp hình kỷ niệm. Gần đó, Tòa nhà JR, bến tàu điện ngầm trung tâm thành phố trang trí lung linh sắc màu. 

Dạo sắm Tết ở Sapporo ảnh 5
Chu đáo cởi mở với khách hàng

Sapporo được mệnh danh là “thành phố mua sắm”, trước kia là thương cảng lớn, giao thương hàng hóa du nhập từ các nước. Giờ đây, thành phố này vẫn là “trung tâm” của hàng hóa.

Dạo sắm Tết ở Sapporo ảnh 6
Nụ cười luôn nở trên môi  cô gái bán hàng người Nhật

Ngoài hàng điện tử, gia dụng “chính hiệu” made in Japan, hàng Tây, hàng Tàu nơi đây đều có đủ. Thật khó tưởng tượng, hàng “made in China” tràn ngập ở xứ này, kể từ tấm thiệp chúc mừng năm mới. Nhật nổi tiếng với nhiều thương hiệu mỹ phẩm, nhưng đi mua không cẩn thận có thể vẫn mua nhầm hàng của Trung Quốc.

Sapporo được mệnh danh là “thành phố mua sắm”, trước kia là thương cảng lớn, giao thương hàng hóa du nhập từ các nước.

Giờ đây, thành phố này vẫn là “trung tâm” của hàng hóa.

Ngạc nhiên hơn, khi chúng tôi đi tìm mua một đôi giày “mác” Nhật, lại gặp “made in Vietnam”. Ở một hàng lưu niệm, chú gấu bông đến từ Việt Nam được bán giá 1.150 yên.

Bước chân vào các cửa hiệu thời trang thật sự để ngắm cho “đã” con mắt, ít người trong chúng tôi dám sờ ví bỏ tiền ra, bởi một chiếc kính đẳng cấp có giá trên 40.000 yên, áo choàng nữ có chiếc 29.000 yên.

Điều thú vị, những thiếu nữ bán hàng người Nhật ở Sapporo trưng diện rất bắt mắt. Bất kể vào giờ nào, chúng tôi vào xem, chọn lựa thoải mái, nếu không mua trở ra, thật nhẹ lòng khi vẫn được người bán hàng - phần lớn là những thiếu nữ trẻ trung, xinh xắn - cúi người chào, nở nụ cười: “Cảm ơn quý khách, hẹn gặp lại quý khách”. 

MỚI - NÓNG