Đế chế Hồi giáo - Từ bộ lạc du mục trở thành đế chế hùng mạnh – Kỳ I

Từ bộ lạc du mục ở sa mạc, dưới sự lãnh đạo của Muhammad – người khai sinh Hồi giáo cùng các thủ lĩnh Caliphate và quân đội tinh nhuệ đã xây dựng nên một đế chế hùng cường trong lịch sử trung đại, một đế chế mênh mông kéo dài từ Âu sang Á tới Bắc Phi.
Đế chế Hồi giáo - Từ bộ lạc du mục trở thành đế chế hùng mạnh – Kỳ I ảnh 1
 
Đế chế Hồi giáo - Từ bộ lạc du mục trở thành đế chế hùng mạnh – Kỳ I ảnh 2
 
Đế chế Hồi giáo - Từ bộ lạc du mục trở thành đế chế hùng mạnh – Kỳ I ảnh 3
 

Trong lịch sử thời kỳ trung đại, chưa từng có một Đế chế nào bành trướng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng như Hồi giáo. Dù chỉ tồn tại trong khoảng 3 thế kỷ, đế chế Hồi giáo đã để lại một di sản lịch sử lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến thế giới ngày nay. 

Di sản lớn nhất của đế chế này chính là đạo Hồi. Dù đế chế này đã diệt vong, Hồi giáo vẫn tiếp rục lan truyền mạnh mẽ, vượt xa khỏi vùng đất Ả Rập để trở thành nguồn lực tinh thần của nhiều đế chế lẫy lừng khác trong lịch sử như các đế chế Ottoman, Mogul, Timur… và đã trở thành một trong 3 tôn giáo lớn nhất, ảnh hưởng nhất của thế giới ngày nay.

Đế chế Hồi giáo - Từ bộ lạc du mục trở thành đế chế hùng mạnh – Kỳ I ảnh 4
 

Điều tạo nên sự thành công của đế chế này, không chỉ bằng quân đội tinh nhuệ và hùng mạnh với đức tin tuyệt đối vào nhà tiên tri Muhammad, sự mặc khải của Thiên chúa thông qua nhà tiên tri cuối cùng của nhân loại mà còn là sự hiểu biết, nghiêm túc học hỏi, khám phá và sáng tạo không ngừng đã tạo dựng nên một nền văn minh tiến bộ mà thế giới hiện đại đang kế thừa và phát triển.

Theo truyền thuyết, Muhammad rất khuyến khích việc mở rộng kiến thức. Ông nói: "Kẻ nào từ biệt gia đình để đi tìm hiểu thêm và mở mang tri thức là kẻ đó đang đi trên con đường của Chúa… Mực của các nhà bác học cũng linh thiêng như máu của các chiến binh"

Người Ả rập rất coi trọng các nhà khoa học, nhà giáo, đặc biệt Ả rập đã mời rất nhiều nhà bác học, giáo sư phương Tây sang dạy tại các trường đại học. Vì vậy nền giáo dục Hồi giáo có những thành tựu vô cùng rực rỡ: hệ thống giáo dục từ tiểu học lên đến đại học, học toàn diện, có nhiều mô hình dạy học, trên đế quốc Ả rập có nhiều trường Đại học lớn.

Bên cạnh hệ thống trường học, trong toàn đế chế đã xây dựng rất nhiều thư viện. Đến đầu thế kỉ VIII, người Ả Rập học được cách làm giấy của Trung Quốc. Từ đó sách xuất hiện ngày càng nhiều. Cuối thế kỉ IX, ở Bagdad có đến trên 100 hiệu sách. 

Thành phố Bagdad khi bị quân Mông Cổ đánh chiếm có đến 36 thư viện công cộng. Các thư viện này thường mở cửa đón mọi người đến đọc sách, thậm chí có thư viện còn cung cấp giấy cho sinh viên đến đó đọc sách. Nhờ vậy mà việc học tập trong toàn đế chế không ngừng phát triển. Hơn nữa trong khi ở Tây Âu, văn hóa đang suy thoái thì các trung tâm đại học của Ả Rập, nhất là Córdoba đã thu hút nhiều lưu học sinh các nước Tây Âu đến học tập.

Đế chế Hồi giáo - Từ bộ lạc du mục trở thành đế chế hùng mạnh – Kỳ I ảnh 5
 

Đế chế Hồi giáo với hệ thống các trường đại học Hồi giáo và sự nghiệp giáo dục phát triển đã tạo nên nền văn minh huy hoàng nhất với những phát kiến khoa học, toán học, thiên văn, triết học… góp phần chuyển hóa thời kỳ phục hưng của văn minh phương Tây.

Do có sự kế thừa tinh hoa văn học Đông Tây, lại có điều kiện kinh tế hơn nữa chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo nên văn học Ả rập rất đặc sắc. Kinh Koran là một tác phẩm văn học đồ sộ kết tinh tài hoa trí tuệ người Ả rập. Bên cạnh đó, một tác phẩm khác cũng được cả thế giới biết tới, đó chính là "Nghìn lẻ một đêm" đã và đang đồng hành cùng tuổi thơ của rất nhiều trẻ nhỏ trên khắp thế giới.

Là một nước thành lập rất muộn, lúc đầu Ả Rập tương đối lạc hậu về các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nhưng nhờ học tập được các thành tựu của các nền văn minh xung quanh như Ấn Độ, Hi Lạp nên khoa học của Hồi giáo đã phát triển nhanh chóng. Các học giả Ả Rập đã có nhiều cống hiến mới, nhất là về các mặt toán học, thiên văn học, địa lý học, y học và hóa học.

Về toán học, người Ả Rập đã tiếp tục phát triển các môn đại số học, lượng giác học, hình học và hoàn thiện hệ thống chữ số; Thiên văn học cũng bởi những nhà khoa học Ả Rập đặt nền tảng; Về vật lý, họ kế thừa sâu sắc các thành tựu Hy-La và Ấn Độ, nhưng tập hợp thành công trình chuyên về quang học, đặc biệt thuyết về khúc xạ ánh sáng qua gương cầu lồi lõm. Chính nhờ những thành tựu này mà các nhà vật lý phương Tây đã chế ra được kính hiển vi và kính viễn vọng.

Về thiên văn, do đời sống du mục nên người Ả rập có điều kiện quan sát bầu trời, hơn nữa do yêu cầu của việc hành lễ đạo Hồi, nên có rất nhiều thành tựu (hồ sơ về 5015 ngôi sao, 47 chòm sao, giả thuyết trái đất tròn với chu vi 35 vạn km, mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ, trên trái đất có 7 miền khí hậu).

Y học của thế giới hồi giáo phát triển rực rỡ là quốc gia có sự nghiệp y tế tiến tiến nhất thời trung đại, các thầy thuốc biết cách chữa rất nhiều loại bệnh, nhiều tác phẩm y học được biên soạn và dịch ra tiếng Latinh và được dùng trong các trường Y khoa ở Tây Âu trong nhiều thế kỷ; biết giải phẫu từ thời xưa, một bức tranh giải phẫu mắt chữ Ả Rập vẫn còn được chụp lại.

Vào thập niên 1950, một nhà khoa học tên là George Sarton, ông là một trong những nhà khoa học phương Tây nổi tiếng thế giới đã đánh giá trung thực nhất: "Nếu không có các nhà khoa học Hồi Giáo, cũng như không có những thành tựu của họ thì chắc chắn các nhà khoa học sau này đã phải bắt đầu từ con số 0 và nền văn minh của chúng ta có hôm nay, chắc chắn sẽ bị trì hoãn vài thế kỷ".

Đế chế Hồi giáo - Từ bộ lạc du mục trở thành đế chế hùng mạnh – Kỳ I ảnh 6
 

Có thể nói, di sản lớn nhất của đế chế Hồi giáo Ả Rập chính là đạo Hồi. Hồi giáo ra đời do hàng loạt nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư tưởng và hơn hết là yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ả Rập, đồng thời trên cơ sở cần một tôn giáo độc thần để thay thế những tôn giáo đa thần tồn tại ở đó từ trước. Hiện nay, Hồi giáo là tôn giáo có tín đồ đông nhất thế giới có mặt ở hơn 100 quốc gia trên tất cả các châu lục.

Cũng như bất cứ một tôn giáo nào, giáo lý Hồi giáo cũng bao gồm những quan niệm về thế giới và con người. Cơ sở giáo lý Hồi giáo là niềm tin vào Thượng đế Allah và Thiên sứ Muhammad, tin vào thiên thần và sự bất tử của linh hồn, tin vào ngày phục sinh và phán xét cuối cùng. Đặc biệt là tin vào sự vĩnh cửu của kinh Koran và luật Sariat. 

Kinh Koran - Hệ tư tưởng Hồi giáo về hình sự, dân sự và các mặt chính trị xã hội tiến bộ, đối xử bình đẳng với mọi người và hướng tới thế giới tốt đẹp, Kinh Koran vừa là Thánh kinh vừa là bộ Bách khoa toàn thư về đất nước Ả Rập.

(Đón đọc nội dung tiếp theo: Đế chế Hồi giáo - Từ bộ lạc du mục trở thành đế chế
 hùng mạnh – Kỳ II)

MỚI - NÓNG