Đi xuất khẩu lao động, lương 40 triệu đồng/tháng

Đi xuất khẩu lao động, lương 40 triệu đồng/tháng
Gần đây, người dân đặc biệt quan tâm đến cơ hội xuất ngoại từ 2 thị trường “mới toanh” đang được một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam “gõ cửa”, thăm dò...
Đi xuất khẩu lao động, lương 40 triệu đồng/tháng ảnh 1
Lao động của AIRSERCO trước khi xuất ngoại                               Ảnh: Lê Anh Đạt

Đó là, thị trường Australia và Ireland với mức lương “kỷ lục” khoảng 2.000 euro/tháng (tương đương khoảng 40 triệu VNĐ), chi phí trước khi đi khoảng 3.000 - 5.000 USD.

Theo hãng tin AC Nielsen, Australia đang thiếu nhân công trầm trọng trong lĩnh vực xây dựng, trang trại... Do thiếu lao động nên đã vài tháng qua, đa số doanh nghiệp xây dựng nước này không hoàn thành tiến độ, chỉ tiêu nhiều dự án quan trọng; bên cạnh đó, hầu hết các trang trại lớn cũng đang rơi vào tình cảnh trái chín rụng do không kịp thu hoạch.

Tình trạng thiếu nhân lực đã buộc Chính phủ nước này phải chuẩn bị lên kế hoạch nhập khẩu lao động từ các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương; số lao động dự định trước mắt sẽ tuyển khoảng 20.000 người, lương khoảng 1.500 - 2.000 USD/người/tháng...

Một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đang có kế hoạch thăm dò, khai thác thị trường này. Từ trước đến nay, nước này chưa nhập khẩu lao động từ các nước khu vực châu Á, nhưng lần này có thể sẽ khác (?).

Chính phủ nước này đang xem xét kế hoạch cấp một loại thị thực (ngắn hạn) đặc biệt cho lao động đến từ các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Chính phủ nước này cũng đang nghiên cứu để có thể tăng số người nhập cư lên 140.000 người/năm, nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhân công...

Một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam  khẳng định, các chủ sử dụng của nước này (qua đàm phán) tỏ ra rất khắt khe khi nhận lao động nước ngoài. Họ thường nhấn mạnh đến chất lượng lao động. Vì thế doanh nghiệp khai mở thị trường mà chất lượng lao động đảm bảo sẽ được ưu tiên hàng đầu.

Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam dự đoán, hiện nay một bộ phận không nhỏ người dân Australia chưa cảm thấy thoải mái với chính sách nhập khẩu lao động nhưng nếu lao động nước ngoài đến đất nước này mà góp phần giải quyết tốt tình trạng thiếu nhân công thì chắc chắn sẽ chiếm được cảm tình lâu dài của chủ sử dụng lao động.

Thời gian qua, một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam cũng đã đàm phán với một số doanh nghiệp Australia để có thể đưa số lao động “thí điểm” đầu tiên sang làm việc tại các lĩnh vực: xây dựng, trang trại, dịch vụ và khách sạn... Ngoài ra, thời gian qua, một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam cũng đang lên kế hoạch khai thác thị trường Ireland – một điểm đến rất mới. Rất có thể, sắp tới những kỹ sư xây dựng đầu tiên sẽ đến Ireland làm việc với mức lương khoảng 2.000 Euro/tháng... 

 Lê Anh Đạt

Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động như : Cty LOD, TRAENCO, VINACONEX, SONA, AIRSERCO... đều cho rằng, cơ hội thâm nhập thị trường Australia và Ireland là có, nhưng doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực nhiều mới nắm bắt được.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp này khẳng định, với 2 thị trường này không nên áp dụng cách làm “phổ thông” như hiện nay mà phải có kế hoạch riêng, bài bản hơn nhiều. Mỗi lao động được xuất đi phải bảo đảm được cả 3 yếu tố: tay nghề, ngoại ngữ và am hiểu phong tục, pháp luật, con người nước sở tại.

Muốn mở 2 thị trường này, doanh nghiệp cần phải nhẫn nại “chọn mặt gửi vàng”, phải có cách đào tạo và cơ chế ràng buộc để người lao động thấm nhuần trách nhiệm: ngoài việc kiếm tiền còn có sứ mệnh khai thác thị trường  - khai đường mở lối cho những lao động sau này (đặc biệt là biện pháp chống trốn).

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.