Điều ít biết về hãng hàng không ngoại muốn vào Việt Nam

Máy bay của AirAsia tại Sân bay Nội Bài Ảnh: Sỹ Lực
Máy bay của AirAsia tại Sân bay Nội Bài Ảnh: Sỹ Lực
AirAsia - hãng hàng không có ý định đầu tư bay nội địa Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất của hàng không thế giới. Tuy nhiên, hãng này từng 3 lần thất bại tại Việt Nam.

Thông tin hãng hàng không giá rẻ quy mô lớn của Châu Á – AirAsia vừa ký thỏa thuận với Cty Gumin của Việt Nam gây chú ý từ vài ngày qua.  

Sự kiện được chú ý vì liên danh này muốn tham gia vận chuyển khách giữa các tỉnh thành của Việt Nam, tức bay nội địa - một đặc quyền của các hãng hàng không trong nước. Nguyên nhân thứ hai chính vì tên tuổi của AirAsia.

AirAsia là hãng giá rẻ chính thức ra đời năm 2001 từ việc mua lại một hãng hàng không phá sản tại Malaysia. Đến thời điểm này, hãng bay này đã hoạt động rộng khắp Châu Á với nhiều hãng bay liên kết như: AirAsia Berhad (Malaysia), AirAsia Indonesia, Thái AirAsia, AirAsia India, Philippines AirAsia, AirAsia Japan và các công ty AirAsia X để thực hiện các chuyến bay dài. 

AirAsia được xem là một trong những câu chuyện thành công nhất của ngành hàng không thế giới. Không chỉ cạnh tranh thành công với hãng hàng không truyền thống tại Malaysia (Malaysia Airlines), AirAsia đã có những bước xâm nhập ngoạn mục trong môi trường hàng không khép kín tại Châu Á. 

Thế mạnh nổi bật trong sản phẩm của AirAsia là giá vé rẻ, dịch vụ tiện lợi. Hình ảnh một hãng bay năng động gắn với những câu chuyện vượt khó của hãng luôn gây tò mò cho truyền thông lẫn hành khách.    
Tại Việt Nam, AirAsia đang có các đường bay từ Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng đi các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, việc bước chân vào các đường bay nội địa mới là tham vọng lâu nay của AirAsia.
Năm 2005, Hãng này có tên trong thương vụ mua cổ phần của Pacific Airlines (nay là Jetstar Pacific) nhưng thất bại vì trả giá thấp.

Tháng 8/2007, AirAsia ký hợp tác với Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin, nay đổi tên thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam - SBIC) để lập hãng hàng không giá rẻ. Tuy nhiên, sau đó, Chính phủ không đồng ý cho Vinashin hoạt động lĩnh vực này.
Lần thứ ba vào năm 2010. AirAsia ký hợp tác với Vietjet nhưng không thành công do không đạt được thống nhất trong việc sử dụng thương hiệu chung - Vietjet AirAsia.  

Với việc trở lại Việt Nam lần thứ 4 này, AirAsia không dấu tham vọng xây dựng một hãng bay giá rẻ trên toàn châu Á. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng khách đi máy bay tại Việt Nam là 28%, gấp ba các quốc gia Đông Nam Á khác cũng là lý do được nhắc đến. Dưới góc nhìn của AirAsia, Việt Nam có lượng khách bay nội địa tăng gấp đôi từ năm 2013, tầng lớp có thu nhập trung bình có thể đi máy bay chạm mốc 1/4 dân số.

Theo bản hợp tác, liên doanh có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Gumin sở hữu 70% cổ phần, AirAsia nắm phần còn lại. Hãng bay mới dự kiến bắt đầu hoạt động đầu năm 2018. Gumin do doanh nhân Trần Trọng Kiên làm Tổng giám đốc. Ông Kiên cũng là Chủ tịch Tập đoàn Thiên Minh – doanh nghiệp sở hữu Hàng hàng không Hải Âu – chuyên về hoạt động thuỷ phi cơ bay du lịch tại Việt Nam.

Ngày 28/12/2014, chiếc Airbus A320-200 của AirAsia từ thành phố Surabaya, Indonesia tới Singapore rơi xuống biển làm toàn bộ 162 hành khách và thành viên tổ bay thiệt mạng. Indonesia sau đó tuyên bố một bộ phận máy bay hỏng và tổ lái "không thể điều khiển máy bay".

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.