Doanh nghiệp bị làm khó

Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.L
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.L
TP - Sau hơn nửa năm thực hiện quy định về chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường châu Âu (IUU) của Hội đồng liên minh châu Âu, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn.
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.L
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.L.


Nhiêu khê

Theo giám đốc một DN chế biến xuất khẩu thủy sản tại Kiên Giang, để được cấp giấy chứng nhận, DN phải đáp ứng những yêu cầu rất khó, đó là quy định về sản lượng, nhật ký khai thác, chứng nhận an toàn, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đối với tàu cá. Do đặc điểm ngành nghề khai thác tại địa phương là nhỏ lẻ và đa loài đa chủng loại, nên sản lượng thực tế đánh bắt cho mỗi đơn vị khai thác là rất ít.

Để tập trung nguyên liệu cho một lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp phải thu gom của rất nhiều tàu, có lô cần phải xin đến hơn 30 giấy chứng nhận/ 1 đơn hàng. Trong khi đó, đa phần các tàu ngư dân chưa có thói quen ghi nhật ký khai thác.

Mặt khác, nhật ký khai thác ngư dân không phải nộp cho Ban quản lý cảng hoặc cho Chi cục bảo vệ nguồn lợi mà trình cho Đồn Biên phòng. Do vậy, DN muốn có được nhật ký khai thác không phải là chuyện dễ. Về giấy chứng nhận ATVSTP tàu cá, các địa phương chỉ mới cấp giấy chứng nhận này cho các tàu có công suất 250 CV trở lên và chỉ mới cấp được khoảng 1/9 số tàu (1.000/ 9.000 tàu).

Theo quy định, giấy chứng nhận thủy sản khai thác phải là bản gốc gửi kèm theo lô hàng sau khi đến cảng. Tuy nhiên, do các DN chia hàng từ một giấy chứng nhận xuất cho nhiều DN nhập nên không thể có giấy chứng nhận gốc. Điều này đã làm một số lô hàng và DN gặp khó khăn khi xuất khẩu.

Đại diện một DN khác ở Bình Thuận cũng cho biết, do mỗi lô hàng khi xuất cần phải có từ 10 đến 20 giấy chứng nhận, tương đương với việc DN phải có từ 10 đến 20 tàu để thu mua (vì mỗi tàu Chi cục Thủy sản địa phương chỉ chứng nhận lượng nguyên liệu dưới 2 tấn) và mỗi tàu phải đánh bắt 10-15 ngày mới về. Nếu một tháng DN xuất 5 lô hàng như vậy đi châu Âu thì sẽ không thể có đủ tàu để xin giấy chứng nhận.

Thiệt hại lớn

Ông Võ Thanh Hiệp, Giám đốc Công ty CP Thủy sản Hiệp Phát (Kiên Giang) cho biết, do định mức đánh bắt một số loại hải sản trên địa bàn tỉnh hạn chế khiến công ty luôn rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu. Chẳng hạn với mực nguyên liệu, các tàu tại Hải Phòng được phép đánh bắt tới 6,2 tấn/chuyến (20 – 30 ngày), Đà Nẵng 7,1 tấn, Phú Yên 5,8 tấn… nhưng các tàu tại Kiên Giang lại chỉ được đánh bắt 1,3 tấn/chuyến. Vì sự không công bằng này mà trong tổng số hơn 100 giấy phép khai thác từ các tàu cung cấp nguyên liệu hải sản cho nhà máy Hiệp Phát, chỉ có 8 giấy còn hạn.

Một DN khác đang mua ghẹ tại Kiên Giang để chế biến đóng hộp cũng cho biết, việc giới hạn sản lượng khai thác trung bình trên 1 tờ khai quá thấp, chỉ 250kg, tức DN chỉ được khai tổng cộng khoảng 250kg/ngày. Như vậy, với một container hàng, DN phải khai 200 tờ khai, chiếm khoảng 2/3 thời gian của năm, điều này thực sự là khó khăn lớn cho DN.

Vị giám đốc DN ở Kiên Giang kể trên cho biết: 6 tháng đầu năm 2010, DN của tỉnh đã mất cơ hội xuất khẩu vào thị trường EU khoảng 9 container hàng, với tổng sản lượng 129 tấn, trị giá tương đương 320.000 USD. Nguyên nhân, do không có đủ hồ sơ xuất xứ nguồn gốc nguyên liệu hoặc do phải kéo dài thời hạn giao hàng vì phải đợi xin cấp giấy chứng nhận nên khách hàng không chịu ký hợp đồng, hoặc hủy hợp đồng đã ký.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu hải sản sang thị trường EU giảm 9% về sản lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Sản lượng giảm một phần do các DN Việt Nam gặp khó khăn khi lần đầu tiên thực hiện Quy chế chứng nhận trong quí 1.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.