Doanh nghiệp 'đau khổ' khi vướng khủng hoảng truyền thông

Phần thảo luận sôi nổi với nhiều câu hỏi từ thực tế doanh nghiệp
Phần thảo luận sôi nổi với nhiều câu hỏi từ thực tế doanh nghiệp
TPO - "Chúng tôi bị mượn danh hiệu, nhãn mác rồi đăng ảnh trên mạng, Youtube thì 'gỡ' thế nào? Trong khi đó là những sản phẩm giả, nhái làm ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín doanh nghiệp" - đại diện công ty mỹ phẩm Đăng Dương than thở.

Tại Hội thảo Truyền thông và Thương hiệu doanh nghiệp thời đại số do báo Tiền Phong tổ chức ngày 23/7 tại TPHCM, rất nhiều câu hỏi thảo luận của doanh nghiệp, diễn giả được đặt ra. 

Mở đầu thảo luận, ông Nguyễn Quang Thông, Tổng biên tập báo Thanh Niên có ý kiến, bên cạnh các vị lãnh đạo có ý kiến làm giàu thêm thông tin, thì tôi có ý kiến báo chí nên đồng hành cùng doanh nghiệp. Giữa tôi và các bạn, khi mà viết những thôg tin ảnh hưởng xấu đến thông tin sản phẩm, hay ảnh hưởng đến các bạn thì chúng tôi không được gì cả. Ngược lại, nếu công nghiệp phát triển, nếu các bạn suy sụp phá sản chúng tôi cũng không được gì cả, thậm chí còn mất.

Doanh nghiệp 'đau khổ' khi vướng khủng hoảng truyền thông ảnh 1

Tổng biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Quang Thông

Liên quan đến sự phát triển cơ quan báo chí cả nước lẫn cơ quan báo chí của chúng tôi. Nếu các doanh nghiệp làm tốt, hãy lan truyền để các cơ quan báo chí chúng tôi cùng làm tốt. Chính báo thanh niên chúng tôi cũng giải quyết chính khủng hoảng của chúng tôi, và chúng tôi cần các bạn cùng giải quyết những khủng hoảng đó.

Nói về, một sản phẩm báo chí phải xuất phát từ đồng lương phi lợi ích , bảo đảm khách quan công tâm, không lợi nhuận. Phi lợi ích về tinh thần cũng như tâm lý. Và hãy làm thế nào để doanh nghiệp và báo chí đồng hành tốt về truyền thôg kỹ thuật số.

“Chúng tôi đủ chuyên nghiệp nhưng không đủ tai mắt để theo dõi các bạn”- ông nói. Ngoài ra, chúng tôi mong muốn trên trang báo mạng có hình ảnh tương tác của các doanh nghiệp, thậm chí làm lay động lòng người ngay chính trong sự nghiệp các bạn. Về lực lượng truyền thông của các doanh nghiệp không chỉ đối phó với báo chí mà hãy truyền thông những điều tốt đẹp khác nữa.

Ông Nguyễn Ngọc Lang, Tổng giám đốc công ty mỹ phẩm Đăng Dương đặt câu hỏi, làm thế nào để xử lý tình trạng cắt ghép hình ảnh doanh nghiệp để tung tin sai sự thật ảnh hưởng đến thương hiệu?

Doanh nghiệp 'đau khổ' khi vướng khủng hoảng truyền thông ảnh 2 Tổng giám đốc công ty Đăng Dương "đau đầu" khi bị nhiều doanh nghiệp làm giả, nhái sản phẩm, nhãn mác

Với câu hỏi này, ông Nguyễn Hải Triều, Tổng giám đốc Younet Media chia sẻ, nếu doanh nghiệp phát hiện có cá nhân tổ chức nào có hình ảnh logo, nhãn hiệu, màu sắc… tương đồng hoặc có sự cố tình cắt ghép để giả mạo thì doanh nghiệp có thể khiếu nại, tố cáo đến cơ quan chức năng. Tuy nhiên, để làm điều đó, trước hết doanh nghiệp cần nhận diện bản chất vụ việc để đưa ra hai hướng xử lý. Doanh nghiệp có thể  xử lý về mặt truyền thông hoặc kỹ thuật.

Trong khi đó, ông Lưu Đình Phúc – Cục trưởng Cục Báo chí cho biết, những vấn đề liên quan thương hiệu doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thông tin, hình ảnh thất thiệt cần gửi đơn tố cáo để được cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

Chia sẻ về việc xử lý khủng hoảng tại doanh nghiệp, bà Phạm Thị Trang, Giám Đốc Marketting của tập đoàn Hưng Thịnh cho rằng, đội ngũ truyền thông của công ty chỉ có 6 người nên việc để bao quát tạo mối quan hệ với báo chí cũng đang rất nỗ lực . Một trong những tiêu chí đầu tiên của công ty để phát triển tốt thương hiệu là dùng cái tâm, mọi mối quan hệ hay thông tin ra ngoài đều rất thật. Ngoài đội ngũ nhân sự nhạy bén còn sử dụng hệ thống phản hồi thông tin nhanh chóng, khi có bất kì phản hồi gì liên quan cũng như có tên công ty Hưng Thịnh thì lập tức công ty nhận được thông báo và đội ngũ nhân viên có thể xử lý kịp thời.Trong thời đại côg nghệ số, Hưng Thịnh cũng có đội ngũ chuyên content, chuyên thu thập thông tin trên trang báo để xử lý nhanh nhất.

Phát biểu kết thúc hội thảo, nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng biên tập báo Tiền Phong cho biết, hiện nay doanh nghiệp đều ám ảnh đến việc xử lý khủng khoảng, xây dựng được chiến lược quản trị thương hiệu gồm xây dựng hình ảnh, nỗ lực ngay từ đầu nhưng quan trọng là phải làm tốt, chứ không thể chỉ xây dụng hình ảnh đẹp trên mạng thì cũng sẽ sụp đổ nhanh chóng.

Khi xảy ra khủng hoảng doanh nghiệp thường tìm cách “bịt” lại, nhưng liệu cách làm đó có hiệu quả không? Những người làm lãnh đạo cơ quan truyền thông hằng ngày đều nhận được những cú điện thoại nhò “bóc, gỡ” bài… Một số doanh nghiệp còn “nhạy cảm” đến mức không dính líu đến sự việc đó nhưng cũng từ chối thông tin – Tổng biên tập Lê Xuân Sơn chia sẻ.

Doanh nghiệp 'đau khổ' khi vướng khủng hoảng truyền thông ảnh 3 Tổng biên tập báo Tiền Phong Lê Xuân Sơn cho biết, những vấn đề tại hội thảo sẽ được gửi đến cơ quan chức năng, góp phần cung cấp thông tin trong vấn đề truyền thông kỹ thuật số

Các doanh nghiệp hiện nay còn chưa hoàn chỉnh về hệ thống quản lý thì rất sợ bị để ý thông tin. Do đó, chiến lược là phải đối diện tích cực, cầu thị trong vấn đề thực sự bị khủng hoảng.

Sau 4 giờ đồng hồ diễn ra hội thảo, rất nhiều ý kiến chia sẻ, kinh nghiệm từ các chuyên gia về lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số. Đặc biệt, nhưng câu hỏi, thắc mắc của doanh nghiệp cũng được tháo gỡ, tư vấn kịp thời.

Những ý kiến, chia sẻ tại hội thảo cũng sẽ được gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để có những giải pháp, hỗ trợ doanh nghiệp trong thời đại 4.0

BTC Hội thảo “Truyền thông và thương hiệu doanh nghiệp thời đại số” trân trọng cảm ơn sự đồng hành của các doanh nghiệp: Tài trợ chính: Tập đoàn Novaland,  Cty Cổ phần Đầu tư  Kinh doanh  Địa ốc Hưng Thịnh (HungThinh Corp), Cty  TNHH Bất động sản Phú Hồng Thịnh; đồng tài trợ: Cty Mỹ Phầm Đăng Dương;  Đồng hành: Cty Cổ phần đầu tư Bất động sản Hưng Lộc Phát, Cty Cổ phần Him Lam, Ngân hàng Nam Á.

MỚI - NÓNG