Doanh nghiệp phải cải cách nhiều hơn để cạnh tranh

Các doanh nghiệp lắp ráp ô tô đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Ảnh: Tuấn Nguyễn.
Các doanh nghiệp lắp ráp ô tô đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Ảnh: Tuấn Nguyễn.
TP - Các chuyên gia kinh tế đánh giá, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ thúc đẩy cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh của Việt Nam. Bên cạnh thuận lợi mở ra, doanh nghiệp (DN) phải tự cải cách và đối mặt môi trường cạnh tranh gay gắt hơn.

Hưởng nhiều lợi thế

Ông Mạc Quốc Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội cho hay: “Đây là kết quả vô cùng quan trọng của nỗ lực to lớn từ Chính phủ và các bộ ngành nỗ lực đàm phán nhân dịp APEC 2017 ở Đà Nẵng vừa qua. Các bên đã đàm phán, đạt được những thỏa thuận nhất định, tạo chuỗi liên kết giá trị toàn cầu và giữa các nước trong hiệp định với nhau”.

Theo ông Mạc Quốc Anh, các nước tham gia CPTPP đều có dân số đông, thu nhập tương đối ổn định. Bản thân Chính phủ các nước cũng hỗ trợ, bảo vệ lẫn nhau bằng các văn bản hợp quy, do đó doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi thế. Ngoài ra, doanh nghiệp giữa các nước cũng sẽ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, cạnh tranh lành mạnh. Thị trường Việt Nam gần 100 triệu dân, do đó sẽ thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư từ nước ngoài. Hơn nữa, để tham gia CPTPP, các doanh nghiệp sẽ phải cải tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ nhân lực, tài chính…để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Doanh nghiệp phải cải cách nhiều hơn để cạnh tranh ảnh 1 May mặc hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, châu Âu. Ảnh: Trần Việt / TTXVN.

Trong khi đó, ông Trương Văn Cẩm, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng, với Hiệp định CPTPP, ngành dệt may có cơ hội ở hai thị trường là Australia và Canada. Để có thể tận dụng nhanh chóng, hiệu quả cơ hội từ Hiệp định CPTPP đem lại, ngoài sự chủ động liên hệ của DN, DN dệt may đề nghị Thương vụ Việt Nam tại các nước này hết sức quan tâm, giúp đỡ. DN dệt may hy vọng có thể nắm bắt nhanh chóng các thông tin liên quan tới Hiệp định CPTPP để tập trung lợi thế vào vụ sản xuất hàng Thu Đông năm 2018 cho hàng hóa Xuân Hè năm 2019.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cũng nhìn nhận CPTPP là một hiệp định lớn nhất mà Việt Nam đã ký từ trước tới nay. “Dù không có Mỹ tham gia nhưng CPTPP có tác động rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Với tư cách là một nước thành viên, Việt Nam sẽ tận dụng được nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp, nông nghiệp…Riêng với lĩnh vực bất động sản, hai loại bất động sản sẽ có cơ hội phát triển mạnh là bất động sản công nghiệp và bất động sản văn phòng cho thuê. Hơn nữa, khi các chuyên gia nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam, thị trường bất động sản sẽ phát triển phong phú hơn, từ bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đến bất động sản thương mại, bất động sản giáo dục, y tế…”, ông Châu phân tích.

Cũng theo Chủ tịch HoREA, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chuẩn bị tốt mọi mặt để đón đầu các dòng vốn đầu tư lớn từ
nước ngoài.

Buộc phải cải cách

Theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiệp định này sẽ mở ra cơ hội mới cho Việt Nam. Với thị trường có 500 triệu dân và trải dài toàn cầu sẽ là cấu trúc thị trường mới mở ra cho DN Việt Nam. Chúng ta có thị trường mới và cực kỳ thuận lợi là 500 triệu dân với 15% GDP của thế giới. Khi nhìn được điểm thuận lợi này, DN sẽ có chiến lược tiếp cận thương mại và cơ hội đầu tư. “Chúng ta không nên nhìn thấy cái khó rồi nản chí. Đây cũng là cơ hội, tạo áp lực cho DN. Áp lực này cũng là cơ hội để DN vươn lên phát triển”, ông Thiên nói.

Ông Thiên dẫn chứng, DN Trung Quốc không ngại ngần, tiếp cận các vụ kiện để học hỏi kinh nghiệm, sau đó đủ năng lực kiện lại và coi đó là cơ hội. DN Việt Nam thì sợ kiện, sợ thua nên luôn h giải, điều này cần thay đổi.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, DN Việt Nam cũng gặp phải nhiều thách thức bởi các điều kiện kỹ thuật nghiệt ngã hơn trong khi DN Việt Nam còn yếu. Khi đã ký hiệp định, DN Việt không còn cách nào khác ngoài cố gắng vươn lên, tìm hiểu kỹ các điều kiện kỹ thuật trước khi ký kết các hợp đồng kinh doanh. DN Việt cần chấp nhận thách thức để vươn lên bằng việc nâng cao năng lực để tham gia cuộc chơi mới.

Cùng đó, cơ quan chức năng cần tạo thể chế tốt cho DN lớn lên. Ngược lại, bản thân DN cần có đề xuất cụ thể với Chính phủ về vấn đề cải cách để môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi.

Đánh giá về CPTPP, bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) cho rằng, đây là hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao khi đã duy trì tới 90% nội dung của TPP. Về tổng thể, CPTPP có lợi cho Việt Nam vì có khả năng đem lại các lợi ích và lợi thế thiết thực, thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Theo đó, CPTPP thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, và các nước mà Việt Nam chưa ký FTA như Canada, Mehico… Với các nước đã ký FTA, Việt Nam có lợi ích hơn vì CPTPP có những cam kết lớn hơn FTA. CPTPP cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP, tăng sức hấp dẫn của Việt Nam với đầu tư nước ngoài.

“Lợi ích kỳ vọng ở CPTPP lớn hơn lợi ích kinh tế vì hiệp định này sẽ thúc đẩy cải cách và thúc đẩy thay đổi toàn diện môi trường kinh doanh”, bà Trang đánh giá.

Tuy nhiên, theo bà Trang, bên cạnh điểm tích cực, CPTPP sẽ khiến sức ép cạnh tranh từ đối thủ ngày càng tăng lên. DN phải tìm hiểu kỹ các cam kết phức tạp để tìm ra hướng chính sách có lợi cho mình. DN phải liên kết với nhau, cùng với các hiệp hội DN để vận động và tham gia vào quá trình rà soát và điều chỉnh pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền thực thi cam kết CPTPP. Quá trình thực thi CPTPP còn phức tạp hơn các FTA trước đây nhiều lần. Nhưng DN không có lựa chọn khác. Nếu không tận dụng được CPTPP, DN không chỉ lãng phí lợi ích to lớn mà còn phải gánh thiệt hại nặng nề như đối mặt với các biện pháp trừng phạt có liên quan tới việc thực thi các cam kết…

“Muốn tận dụng được cơ hội thì DN phải phải “bơi được” như cá và cần có môi trường nước trong sạch để bơi. Như vậy đòi hỏi cơ quan chức năng phải cải cách mạnh hơn. Cải cách là áp lực của cam kết quốc tế nhưng cũng là nhu cầu nội tại”, bà Trang nói. 

MỚI - NÓNG
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
TPO - “Con đường văn sĩ” chuyển tải hàng trăm trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong giai đoạn 1938 đến 1945. Mộng văn chương, quá trình thai nghén tác phẩm và thêm cả những chuyện đời thường cũng được Nguyễn Huy Tưởng nêu trong nhật ký. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng - con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - tiết lộ từ bé đã đọc nhật ký của cha, trong đó có cả những chuyện riêng tư của cha mẹ.
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
TPO - Dù đang trên đà giảm, giá vàng thế giới có mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 24/4. Khi tình hình chính trị ở Trung Đông chưa có thêm căng thẳng thì dữ liệu kinh tế Mỹ, lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại tác động giá vàng.