Doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp xăng dầu

Doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp xăng dầu
TP - Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ trả lời Tiền Phong một số vấn đề liên quan đến điều hành giá xăng dầu, giá các mặt hàng khác.

> Rối chuyện tách bạch lỗ, lãi
> Điều hành giá xăng dầu: Quyền lợi người dùng ở đâu?
> Bộ Tài chính bác đề nghị tăng giá xăng dầu

Theo ông, những bất cập trong điều hành kinh doanh xăng dầu hiện nay là gì?

Nhiều mặt hàng chúng ta đã “neo” một thời gian quá lâu nên bây giờ, cần điều chỉnh thì lại gặp hoàn cảnh rất khó khăn khi kinh tế thế giới, trong nước đều có bất ổn. Chúng ta nhận thức rất rõ ràng: giá đã tăng rất cao, nếu đưa dần giá về thị trường, dư địa của điều hành còn rất ít. Tuy nhiên, điều hành giá không nên chạy từ cực nọ sang cực kia.

Thời gian bao cấp trước đây đã tính toán nhiều yếu tố bao cấp; giờ nếu hoàn toàn thả nổi theo kinh tế thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô là rất khó. Việc điều chỉnh giá sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh, đặc biệt gây bất ổn đến các dự án năng lượng.

Trước mắt, nhất thiết chúng ta vẫn phải ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát mới tính đến chuyển sang cơ chế giá thị trường. Ở đây, như các DN xăng dầu đề xuất đó là Nhà nước quy định giá trần và các DN chỉ được phép quy định giá dưới mức trần này.

Tại sao so sánh về mức giá, dù chúng ta vẫn thấp hơn khu vực nhưng trên thực tế vẫn cao hơn nhiều nước đang thả theo giá thị trường?

Bộ Tài chính đã yêu cầu các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu phải báo cáo thực trạng từ đầu năm tới nay, cộng với kết quả kiểm toán và những phân tích đánh giá thì sẽ có ý kiến của Bộ Tài chính. Tôi cũng xin nói là tất cả các đầu mối nhập khẩu xăng dầu phải đảm bảo cung cấp. Người dân và Nhà nước sẵn sàng bù đắp cho các thiệt hại về kinh tế của DN nếu những vấn đề đó là do lý do khách quan. Với tư cách là Bộ trưởng Tài chính, tôi không chấp nhận bất kỳ lý do nào không phải do khách quan mà DN “đổ” cho Nhà nước.

Với những hàng khác người dân có bức xúc như sữa, thuốc chữa bệnh, Bộ trưởng có quan tâm?

Bộ Tài chính quan tâm đến tất cả các mặt hàng có ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là với 14 mặt hàng đã có trong danh mục bình ổn ( sữa, thuốc chữa bệnh...). Riêng về giá thuốc, hiện Bộ đã cho lập các tổ công tác để tìm hiểu cả về hệ thống phân phối. Bộ Y tế đang đề nghị tăng khoản phí, và Bộ Tài chính đã thành lập hội đồng xem xét vấn đề này.

Cảm ơn ông.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.