Doanh nghiệp phải niêm yết giá sữa

Doanh nghiệp phải niêm yết giá sữa
TP - Trả lời báo Tiền Phong, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết, để cơ quan quản lý có thể can thiệp trong lĩnh vực quản lý giá sữa, dứt khoát buộc doanh nghiệp niêm yết giá.

>> Hãng sữa chưa tăng giá, thị trường đã tăng!

Tiền Phong có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên.

Bộ NN&PTNT kiến nghị điều chỉnh thuế nhập khẩu sữa lên đúng theo cam kết WTO. Quan điểm của ông ra sao?

Thuế nhập khẩu bao giờ cũng có hai mặt. Nếu tăng thuế sẽ gián tiếp hỗ trợ cho sản xuất, nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thế giới suy thoái, những nhân tố rủi ro tác động đến sản xuất nông nghiệp luôn nhiều hơn so với các ngành sản xuất khác. Nông dân vẫn bị thiệt thòi hơn cả. Do vậy, nhiều nước đưa ra hàng rào kỹ thuật để bảo hộ. Nhà nước phải có chính sách chia sẻ theo hướng tăng thuế nhập khẩu.

Theo tôi, nhất định phải nâng thuế nhập khẩu sữa. Tuy nhiên, để giải quyết hài hoà lợi ích giữa người sản xuất, người tiêu dùng và doanh nghiệp chế biến, không nhất thiết phải trở lại ở mức cao nhất theo cam kết WTO.

Doanh nghiệp phải niêm yết giá sữa ảnh 1

Nhưng Bộ Tài chính lại vừa đề xuất giữ nguyên thuế nhập khẩu đối với sữa bột?

Theo tôi được biết, một phần lớn sữa bột được nhập về để hoàn nguyên thành sữa tươi. Do vậy, nếu chỉ nâng thuế sữa tươi mà không điều chỉnh thuế sữa bột thì chưa thật thỏa đáng.

Doanh nghiệp phải niêm yết giá sữa ảnh 2Năng lực kiểm soát giá trong điều kiện không bình thường của chúng ta là chưa tốt. Tôi cho rằng hiệu lực quản lý của nhà nước không đáp ứng được yêu cầu thực tếDoanh nghiệp phải niêm yết giá sữa ảnh 3 -Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên

Giá sữa bột nguyên liệu đã giảm 50- 60%, trong khi giá bán sản phẩm trong nước không hề giảm. Thế mà doanh nghiệp còn dọa tăng giá?

Lẽ ra trong nền kinh tế hiện nay, trong điều kiện không bình thường, nhà nước đều phải có biện pháp can thiệp. Muốn can thiệp trong lĩnh vực quản lý giá, dứt khoát buộc doanh nghiệp niêm yết giá. Đến lúc đó mới có căn cứ để kiểm soát, yêu cầu doanh nghiệp phải bán theo giá niêm yết.

Còn bây giờ không có quy định buộc niêm yết giá thì không thể có căn cứ để kiểm soát doanh nghiệp có giảm hay không giảm, giảm nhiều hay giảm ít, giảm mức nào là hợp lý.

Để giá sữa bất hợp lý như hiện nay, trách nhiệm cụ thể là của cơ quan nào, thưa ông?   

Chính phủ giao cho Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về giá cả. Bộ này phải đứng ra chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để giải quyết các mối quan hệ về giá, làm sao cân bằng được lợi ích của các bên.

Tôi nói rõ, vấn đề là phải kiểm soát được đầu vào của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nước ngoài để xử lý thống nhất.

Ông vừa nói đến việc phải cân bằng lợi ích giữa người sản xuất, người chăn nuôi và doanh nghiệp chế biến sữa. Nhưng hiện nay doanh nghiệp sữa lãi lớn, người tiêu dùng phải mua sữa giá cao, nông dân phải đổ sữa xuống mương?

Tôi suy nghĩ nhiều đến quan điểm rất đúng của nhà nước ta là sự hợp tác giữa bốn nhà. Nhưng nếu cứ đề ra như thế mà không có những ràng buộc cụ thể để mối quan hệ này được thực thi thì không mang lại kết quả gì.

Thực tế cho thấy lợi ích của người nào thì người đó chạy theo vun vén cho mình. Điều này càng thể hiện rõ trong điều kiện nền kinh tế không bình thường.

Cảm ơn ông!

Hà Nhân
Thực hiện

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.