Đối tác Nhật Bản thâu tóm toàn bộ Sapporo Việt Nam

ảnh minh họa
ảnh minh họa
Vinataba vừa hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ 29% cổ phần đang nắm giữ tại Công ty Sapporo Việt Nam (SVL) cho Sapporo International Inc (Nhật Bản).

Sau thương vụ, SVL chính thức trở thành công ty 100% vốn thuộc sở hữu của nhà đầu tư Nhật Bản, thông tin được Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đưa ra cuối tuần. Không công bố giá  trị thương vụ, nhưng theo tờ Nikkei, Sapporo International đã chi 8,28 triệu USD để mua số cổ phần này.

Theo Vinataba, việc thoái vốn nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải thoái vốn đầu tư ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính. Sau 6 năm tham gia liên doanh,Vinataba đã bảo toàn và chuyển nhượng có lãi phần vốn góp, mặc dù liên doanh ‎đang trong giai đoạn đầu tư sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường.

Trước đó, thông tin thoái vốn tại Sapporo đã được Vinataba thông báo tại Hội nghị triển khai Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015, sau khi hoàn tất thoái vốn tại Công ty cổ phần Bảo Minh kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm.

Sapporo là thương hiệu bia lâu đời nhất Nhật Bản, ra đời từ năm 1876 và nay đã có mặt tại 40 quốc gia trên thế giới. Công ty TNHH Sapporo Việt Nam, liên doanh giữa Vinataba và Sapporo Holdings được thành lập vào năm 2010, với nhà máy tại Long An có công suất thiết kế 150 triệu lít mỗi năm sau ba giai đoạn. Song song với thị trường trong nước, sản phẩm bia Sapporo Premium sản xuất tại Việt Nam đang được xuất khẩu sang 12 quốc gia trên thế giới.

Theo Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, quy mô thị trường bia Việt Nam khoảng 3,4 tỷ lít bia năm 2014 và sẽ tăng khoảng 40% trong 5 năm. Năm ngoái, doanh số của Sappro Việt Nam tăng 34%.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.