Đồng Tháp từ chối tổ chức Festival lúa gạo

Đồng Tháp từ chối tổ chức Festival lúa gạo
UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định từ chối đăng cai tổ chức Festival lúa gạo 2014 vì “không thể gửi thư vận động doanh nghiệp góp tiền hoài” trên báo ngày 27-2 được lãnh đạo nhiều tỉnh và giới doanh nghiệp hoan nghênh nhiệt liệt.

Đồng Tháp từ chối tổ chức Festival lúa gạo

> Nói miệng để dừng dự án, doanh nghiệp ôm mặt khóc
> Lúa gạo Việt Nam: Năng suất cao, tổn thất lớn
> Định vị thương hiệu lúa gạo phải từ nông dân
> Vinh danh Hạt Ngọc Việt môi trường xanh cho cánh đồng vàng

UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định từ chối đăng cai tổ chức Festival lúa gạo 2014 vì “không thể gửi thư vận động doanh nghiệp góp tiền hoài” trên báo ngày 27-2 được lãnh đạo nhiều tỉnh và giới doanh nghiệp hoan nghênh nhiệt liệt.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Đây có lẽ là lần đầu tiên UBND một tỉnh bày tỏ hành động cụ thể, quyết liệt để phản đối những sự kiện có quy mô rất lớn mà hiệu quả kém như festival lúa gạo.

Sau Festival lúa gạo lần 2 tại tỉnh Sóc Trăng năm 2012, tỉnh Đồng Tháp được chọn là nơi đăng cai lần 3. Ngay từ đầu năm 2013, lãnh đạo tỉnh đã ngồi lại với Công ty cổ phần Hội chợ quốc tế và phát triển nông thôn bàn bạc công tác chuẩn bị festival lúa gạo vào năm 2014. Thế nhưng sau nhiều cuộc họp của Ban thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng Tháp, quyết định được đưa ra là không tổ chức.

Có hai lý do chính: festival tổ chức quá dày nhưng hoạt động này mang tính hình thức, gần như... vô bổ nhưng lại vô cùng tốn kém. Theo quy định, kinh phí tổ chức (gần 20 tỉ đồng) không được dùng ngân sách mà phải vận động doanh nghiệp. Trong khi đó, suốt mấy năm nay doanh nghiệp làm ăn rất khó khăn mà chính quyền cứ liên tục vận động, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cũng thấy rất khó coi.

Ông Nguyễn Văn Khang, chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, nói ông rất ủng hộ quyết định của tỉnh Đồng Tháp. Ông kể cuối năm 2012 tỉnh Tiền Giang đăng cai tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (MDEC) và cũng đã “có lỗi” với doanh nghiệp. MDEC năm 2011 tổ chức tại tỉnh Cà Mau và sau đó chỉ định tỉnh Tiền Giang tổ chức năm 2012. Ngay khi nhận được “cờ luân lưu” tổ chức sự kiện này, tỉnh Tiền Giang đã tức tốc lập kế hoạch, tính toán kinh phí và tổ chức đi vận động ngay. Tuy nhiên, suốt một năm đi vận động vẫn không đủ 8 tỉ đồng tổ chức, đành phải mượn tiền ngân sách để làm. Sau đó, tỉnh phải tiếp tục đi năn nỉ doanh nghiệp đã hứa trước đây chi tiền để quyết toán.

Cũng trước ngày khai mạc MDEC, ông Khang đã lên tiếng với báo chí và tại diễn đàn MDEC ông tiếp tục đề nghị nên kéo giãn thời gian tổ chức lên 4-5 năm/lần thay vì năm nào cũng làm. Lý do mà tỉnh Tiền Giang đưa ra cũng giống như Đồng Tháp từ chối festival lúa gạo là doanh nghiệp rất khó khăn và các vấn đề đặt ra từ sự kiện lần trước vẫn chưa “tiêu hóa” xong mà làm nữa thì trở thành hình thức.

“Đi vận động tiền doanh nghiệp đâu có dễ, cái gì cũng vận động riết người ta thấy mặt mình là sợ. Những doanh nghiệp dù rất khó khăn nhưng do không muốn mất lòng với tỉnh đã phải bấm bụng đóng góp 2-3 triệu đồng chiếu lệ. Cầm số tiền này còn xấu hổ hơn nữa” - ông Khang bày tỏ quan điểm.

Không chỉ lãnh đạo tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp phản đối tình trạng “lạm phát” lễ hội, sự kiện vô bổ mà nhiều tỉnh khác cũng có cùng quan điểm nhưng chưa hoặc không dám công khai chính kiến mà thôi. Nói chuyện bị “vận động” tiền, một chủ doanh nghiệp ở Tiền Giang bức xúc: “Chính quyền đều biết rõ lúc này doanh nghiệp rất khó khăn, chạy tiền trả lương cho công nhân hằng tháng còn vất vả thì lấy đâu tiền dư đóng góp cho các hoạt động lễ hội ăn chơi nhảy múa. Doanh nghiệp không phải là bầu sữa để cứ đè ra vắt mãi như vậy”.

Không khó để hiểu được nỗi bức xúc của doanh nghiệp mỗi khi nhận được thư vận động tiền hay tiếp lãnh đạo địa phương đến “xin” tiền. Mặc dù gần đây các địa phương rất quan tâm giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp cần, tuy nhiên có nhiều chuyện chính quyền không thể can thiệp được hay cố tình “làm ngơ” như vay vốn, tìm thị trường xuất khẩu, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, xây nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu - cụm công nghiệp...

Một vài lãnh đạo địa phương cũng thừa nhận thực tế không lo được gì nhiều cho doanh nghiệp mà cứ ngửa tay “xin” tiền thì quả là đáng xấu hổ. Mạnh dạn từ chối tổ chức các lễ hội, các sự kiện mang tính hình thức, tốn kém để khỏi “có lỗi” với doanh nghiệp như Đồng Tháp trong bối cảnh hiện nay là một quyết định đúng đắn để giữ uy tín của bộ máy chính quyền và cũng giúp doanh nghiệp bớt khổ, bớt khó xử.

Hãy chờ xem những tỉnh đăng cai tổ chức festival A, B, C... vô bổ và hình thức sẽ ứng xử thế nào trong thời gian tới?

Theo Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.