Dòng tiền thận trọng, chờ cơ hội mới

Dòng tiền thận trọng, chờ cơ hội mới
Trong 5 kênh đầu tư tài chính chủ yếu hiện nay là vàng, ngoại tệ, VND, chứng khoán và bất động sản, dường như không có kênh nào hấp dẫn thực sự. Nhiều khả năng, dòng tiền thực tại đang thận trọng chờ xu hướng mới.

Trong 5 kênh đầu tư tài chính chủ yếu hiện nay là vàng, ngoại tệ, VND, chứng khoán và bất động sản, dường như không có kênh nào hấp dẫn thực sự. Nhiều khả năng, dòng tiền thực tại đang thận trọng chờ xu hướng mới.

Vàng hết nóng

Sau vài phiên tăng mạnh do ảnh hưởng về mặt tâm lý, giá vàng trong 2 ngày giữa tuần cuối tháng 8-2012 đã quay đầu giảm trở lại theo giá thế giới. Giá vàng đã tụt xuống ngưỡng 44,5 triệu đồng/lượng, sau khi vọt lên 44,9 triệu đồng/lượng vào cuối tuần trước. Sức cầu mặt hàng này tại cả Hà Nội và TP.HCM đã giảm đi trông thấy. Không còn cảnh đổ xô đi mua vàng vào và lượng vàng bán ra tại các đơn vị kinh doanh lớn đều cho thấy đã giảm mạnh.

Sức cầu giảm và theo đó giá vàng giảm là do giá thế giới đã chững lại khi mà giới đầu tư ồ ạt chốt lời và nguồn cung trong nước tăng lên khi SJC được phép gia công thêm hàng chục ngàn lượng vàng để cung cấp cho thị trường.

Như vậy, có thể thấy, sau 1 thời gian kéo dài cả nửa năm trời, thị trường vàng trong nước mới sôi động trở lại. Tuy nhiên, những cơn "sóng giá" chỉ kéo dài vài ngày và đã nhanh chóng lắng xuống khi người dân nhìn thấy những rủi ro do giá tronng nước cao hơn thế giới rất nhiều.

Trong khi đó, khả năng tăng giá trên thế giới không phải là lớn. Hơn thế mối lo đối với cuộc khủng hoảng tại châu Âu dường như đã trở nên quen thuộc. Hiện tại, vàng thế giới đang chờ đợi thông tin cụ thể hơn từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về gói nới lỏng tiền tệ 3 (QE3). Mặc dù vậy, khả năng tăng mạnh nữa có thể là không nhiều như mong đợi của nhiều người.

Với Nghị định 24 cùng các văn bản hướng dẫn ra đời, thị trường vàng được cho là sẽ hoạt động trong khuôn khổ, ổn định hơn và không còn nhiều cơ hội cho những kẻ đầu cơ làm giá. Và như vậy, cho dù vàng vẫn đang được nắm giữ khá nhiều trong dân nhưng có lẽ đây không còn là 1 kênh đầu tư hấp dẫn như đã từng xảy ra trong nhiều năm qua.

Tỷ giá: Yên ả

Giá USD ngân hàng thương mại tiếp tục xu hướng đi ngang (ở mức khoảng 20.820-20.835 giá mua và 20.875-20.880 giá bán). Tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức 20.828 đồng. Còn thị trường tự do đã hoàn toàn lặng sóng, thậm chí có thời điểm thấp hơn cả tỷ giá ngân hàng.

Tình hình ổn định của tỷ giá đã được duy trì khá tốt trong nhiều tháng qua. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số USD tháng 8 giảm 0,15% so với tháng 7 và giảm 1% so với tháng 12-2011. Đây tiếp tục là tín hiệu cho thấy, dự báo tỷ giá 2012 chỉ tăng 2-3% của các cơ quan chức năng sẽ diễn ra như cam kết.

Cho tới thời điểm này, có thể nói, dự báo trên là khá sát và tỷ giá khó có thể vượt trên 3% bởi tình hình lạm phát đã được ổn định, nhu cầu nắm giữ USD giảm, nhập siêu giảm, dự trữ ngoại hối cao; trong khi xuất khẩu đang tăng trưởng tốt, nguồn thu từ FDI, FII thực tế giảm không đáng kể...

Áp lực USD từ giờ tới cuối năm (như thường lệ) sẽ tăng trở lại nhưng với biến động trong 8 tháng qua và những số liệu vi mô nói trên, nhiều khả năng, tỷ giá sẽ không có nhiều biến động. Với 1 kịch bản trông khá rõ nét như vậy, dòng tiền chảy vào USD trong thời gian qua và vài tháng tới có lẽ sẽ không có nhiều biến động bất thường.

BĐS và chứng khoán: Thận trọng

Không may mắn như 2 kênh đầu tư trên, thị trường bất động sản (BĐS) đang rơi vào tình trạng thê thảm kéo dài. Nếu như cách đây khoảng 1 năm, nhiều người còn cho rằng BĐS có thể hồi phục và ấm trở lại trong năm 2013, thậm chí là ngay trong năm 2012 thì giờ đây những nhận định như này có vẻ quá xa vời.

Rất nhiều nhà đầu tư giờ đây đang nghĩ ra những kịch bản xấu hơn. Theo đó, thị trường BĐS có thể cần tới 3 năm, thậm chí 5 năm mới có thể phục hồi trở lại.

Theo ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc của CBRE Việt Nam, rất có thể 5 năm nữa thị trường bất động sản mới phục hồi và 2 năm tới là khoảng thời gian khó khăn nhất. Rất có thể, trong 2 năm tới, thị trường sẽ chứng kiến thêm nhiều doanh nghiệp BĐS rơi vào tình trạng phá sản.

Các dự án được lùi lại, không tung ra bán nhưng khi tung ra với giá giảm cũng không đón nhận sự quan tâm thực sự của người mua. Gần đây, 1 số dự án thậm chí đã giảm giá 30-50% nhưng xem ra lượng bán hàng cũng không hề như kỳ vọng.

Với 1 triển vọng mà đa số các doanh nghiệp BĐS còn tồn hàng rất lớn trong khi nợ nần đầm đìa thì tương lai giá giảm là khó tránh khỏi. Với những dự báo như vậy, người có nhu cầu mua để ở chưa chắc đã bỏ tiền, chứ nói gì tới người đem tiền vào đầu tư. Nó cho thấy, dòng tiền đang ngày càng xa rời với kênh đầu tư vốn đã từng là hấp dẫn nhất này.

Thời gian bùng nổ trong 3-4 tháng đầu năm 2012 đã qua đi nhanh chóng. Dòng tiền đổ vào thật nhanh và cũng được rút ra thật nhanh. Với không ít nhà đầu tư, đầu tư vào TTCK, vào cổ phiếu giờ chỉ là lướt sóng, kiếm được đồng nào hay đồng đó và rút ra ngay lập tức.

Nếu như trong 3 tháng đầu năm, nhiều người nghĩ rằng chỉ số VN-Index (của sàn chứng khoán TP.HCM) sẽ nhanh chóng lấy lại được ngưỡng 500 điểm đã đạt được từ xa xưa thì giờ đây cái dự đoán này đã trở nên xa vời khi mà chỉ số này rớt thảm hại trong cả 2 tuần nay và đã đánh mất ngưỡng 400 điểm.

Những phiên phục hồi gần đây cũng có vẻ rất yếu ớt và giả tạo khi mà giao dịch luôn đứng ở mức thấp. Dòng tiền thoát ra trong các phiên giảm mạnh trước đó luôn chần chừ không dám vào lại thị trường. Dòng tiền yếu khiến thị trường không thể hồi phục mạnh mẽ được.

Chắc ăn với VND

Trong các kênh đầu tư từ đầu năm tới nay, VND có vẻ như là 1 kênh ổn định hơn cả. Người dân giữ tiền và gửi tiết kiệm (ngắn và dài hạn) tại các ngân hàng khá ổn định. Tăng trưởng huy động vốn tại hệ thống ngân hàng luôn cao hơn nhiều so với tiền cho vay ra.

Nó cho thấy 1 điều là có lẽ trong bối cảnh kinh tế trì trệ, làm ăn khó khăn và đầu tư vướng mắc như hiện nay thì nắm giữ tiền vẫn được nhiều người lựa chọn.

Việc tỷ giá ổn định, lạm phát được kiềm chế và lãi suất VND chênh lệch khá lớn so với lãi suất ngoại tệ đã khiến cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng như người dân lựa chọn nắm giữ tài sản nội tệ.

Hiện tại, đang có nhiều dự đoán cho rằng, trần lãi suất huy động có thể giảm về mức 8% bởi các kênh đầu tư khác đều đang rất rủi ro và lãi suất cho vay ra đối với các doanh nghiệp vẫn ở mức cao, khó tạo đà cho kinh tế phát triển.

Nếu điều này xảy ra, dòng tiền có lẽ sẽ có phần nào chảy sang các kênh đầu tư khác. Tuy nhiên, việc lạm phát tăng nhanh trở lại trong tháng 8 (+0,63%) cũng đang khiến nhiều chuyên gia lo ngại, khả năng lãi suất huy động giảm sâu hơn là khó. Mặc dù vậy, nhìn chung, hầu hết các kênh đầu tư hiện tại đều không thực sự hấp dẫn bởi nền kinh tế chung đang gặp khó khăn trong khi vĩ mô dần ổn định, lam phát thấp thì nắm giữ VND vẫn là một giải pháp mang lại sự an toàn và linh hoạt.

Theo Mạnh Hà
Vef.vn

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.