Dự án BOT điêu đứng vì thiếu vốn

Từng được ví là “miếng bánh ngọt”, nay nhiều dự án BOT đang chật vật tìm nguồn vốn. Ảnh: Trọng Đảng.
Từng được ví là “miếng bánh ngọt”, nay nhiều dự án BOT đang chật vật tìm nguồn vốn. Ảnh: Trọng Đảng.
TP - Với những khoản lãi ròng và kéo dài, nhiều năm qua các “siêu” dự án BOT được ví như “miếng bánh ngọt” của nhiều nhà đầu tư, ngân hàng (loạt bài “Nghịch lý dự án BOT” đã được Tiền Phong nêu rõ. Tuy nhiên, gần đây khi các dự án BOT bị kiểm soát chặt, nhiều ngân hàng đã tìm cách cắt giảm vốn, thậm chí từ chối giải ngân tiếp.

Ngân hàng bỏ rơi dự án

Với tổng mức đầu tư trên 2.180 tỷ đồng, tháng 5/2014 Cty TNHH BOT Quốc lộ 6 Hòa Lạc - Hòa Bình (nhà đầu tư) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) (giải ngân vốn) tưng bừng khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức BOT. Theo tiến độ, sau 28 tháng thi công, dự án sẽ hoàn thành vào tháng 8/2016. Tuy nhiên, ghi nhận tại dự án những ngày qua, PV Tiền Phong thấy, ngoài đoạn Xuân Mai - Lương Sơn (Hòa Bình) được thông xe, thu phí, đến nay gần 50% chiều dài đường của toàn dự án hướng Lương Sơn - thành phố Hòa Bình vẫn chưa thi công xong. Lý do chính theo tìm hiểu của chúng tôi, là dự án cạn vốn. Theo đó, trong tổng số 2.180 tỷ đồng cần cho dự án (trong đó nhà đầu tư chỉ chiếm khoảng 13%) thì đến hết tháng 8 SHB mới giải ngân được tổng cộng 1.276 tỷ đồng, tương đương 57%. Từ 1/9 đến nay, nhiều hạng mục của dự án đang cần vốn để hoàn thiện theo tiến độ thì SHB ngừng giải ngân.

Tương tự, dự án cao tốc BOT Hà Nội - Bắc Giang đã được Bộ GTVT chấp thuận triển khai giai đoạn 2 nhiều tháng nay. Theo đó, với tổng số vốn 1.700 tỷ đồng, Cty CP đầu tư BOT Hà Nội - Bắc Giang (nhà đầu tư) sẽ triển khai dự án giai đoạn 2 bằng việc thi công bổ sung đường gom; xây các cầu vượt tuyến. Tuy nhiên, hiện dự án giai đoạn 1 chỉ còn lại vài trăm tỷ đồng, số vốn trên 1.000 tỷ đồng nhà đầu tư đang đi huy động từ các ngân hàng. Đến nay, dự án vẫn chưa thể triển khai. Có tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng hiện dự án cao tốc BOT Bắc Giang - Lạng Sơn đang do liên danh 6 nhà đầu tư, gồm: Công ty CP Đầu tư UDIC, Công ty CP Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành, Công ty CP Đầu tư 468, Công ty CP Giao thông Xây dựng số 1, Công ty TNHH Xây dựng Mỹ Đà, Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC. Để thực hiện dự án, liên danh đã thành lập ra Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn với số vốn tự có chiếm 13% tổng số ngân sách đầu tư trên. Để có 87% số vốn còn lại, Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn đã đi vay từ các ngân hàng. Tháng 7/2015, dự án đã được động thổ, song đến nay liên danh các nhà đầu tư trên vẫn chưa thể ký hợp đồng tín dụng với bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Trong bối cảnh này, Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC đã đưa ra quyết định bất ngờ là rút khỏi dự án.

Nhà đầu tư cầu cứu bộ, ngành

Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 18/10, ông Bùi Quang Bát, Giám đốc Cty BOT Quốc lộ 6 Hòa Lạc - Hòa Bình cho hay, nguyên nhân chính khiến SHB ngừng giải ngân cho dự án xây dựng đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình là doanh thu thực tế của trạm thu phí (đoạn đã thông xe giai đoạn 1 Xuân Mai - Lương Sơn) thấp hơn nhiều so với phương án tài chính. Theo ông Bát, căn cứ phương án tài chính, khi dự án đi vào hoạt động, giá vé qua trạm sẽ thu theo giá sàn của Bộ Tài chính là 35.000 đồng/lượt ô tô con. “Tuy nhiên, trước bức xúc của người dân địa phương thời gian qua, liên Bộ Tài chính - GTVT đã yêu cầu giảm dưới mức giá sàn và chỉ thu 25.000 đồng/lượt ô tô con. Đây là nguyên nhân dẫn đến trạm thu phí các tháng qua chỉ đạt 54% so với phương án tài chính”, ông Bát nói.

Trước tình hình trên, ông Bát cho biết, thời gian qua nhà đầu tư đã tích cực làm việc với SHB nhằm tháo gỡ các khó khăn, giờ đây dự án được giải ngân trở lại. SHB đã đưa ra yêu cầu mức phí phải được giữ nguyên như phương án tài chính; cùng với đó kéo dài thời gian thu phí bằng việc gia hạn hợp đồng hoàn vốn dự án. “Do đây là những vấn đề vượt thẩm quyền của nhà đầu tư nên Cty BOT Quốc lộ 6 Hòa Lạc - Hòa Bình vừa có văn bản gửi liên Bộ GTVT - Tài chính đề xuất can thiệp”, ông Bát nói.

Nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn tại dự án của mình, nhà đầu tư cao tốc BOT Bắc Giang - Lạng Sơn là Cty CP BOT Bắc Giang cũng vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT và Ngân hàng Nhà nước can thiệp để được hỗ trợ vốn trở lại.

Nhiều dự án BOT phải giảm phí đến 20%

Sau khi dư luận nhân dân phản ứng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có văn bản đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm 10-20% phí đường BOT cho tất cả các loại xe. Cụ thể, giảm 10-15% được áp dụng với các loại xe tải và giảm từ 10-20% với ô tô dưới 12 chỗ ngồi. Như loạt bài “Nghịch lý dự án BOT” báo Tiền Phong đã nêu, hiện cả nước hiện có 86 trạm thu phí BOT do Bộ GTVT quản lý, trong đó đã có 45 trạm đang thu phí.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.