Du lịch mạo hiểm, bao giờ xứng tầm?

Du lịch mạo hiểm, bao giờ xứng tầm?
Địa hình phức tạp, núi non hùng vĩ, sông ngòi chảy xiết… là những điều kiện quan trọng để Việt Nam có thể phát triển loại hình du lịch mạo hiểm.

Ông Phạm Từ - Tổng Cục phó Tổng cục Du lịch cho biết: Tổng Cục khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các hãng lữ hành tổ chức tua (tour) du lịch mạo hiểm…

Chưa xứng tiềm năng

Trong chiến lược phát triển du lịch, những nước có địa hình phức tạp, núi non hùng vĩ, sông ngòi chảy xiết… như Việt Nam bao giờ cũng chú trọng phát triển du lịch mạo hiểm và xem đó như là “đòn bẩy” đưa nền “công nghiệp không khói” đột phá.

Thế nhưng, vài năm trở lại đây, nước ta mới rục rịch lo “hậu cần” cho loại hình du lịch kết hợp hoạt động thể thao mạo hiểm đầy tiềm năng này. Chúng ta đã có tổ chức một số tua du lịch, mạo hiểm, vào các năm 2002, 2003, tuy nhiên, mới chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.

Lợi nhuận từ dịch vụ này chưa nhiều. Các tua du lịch này lại chủ yếu do các hãng lữ hành quốc tế tổ chức hoặc đối tác nước ngoài đặt hàng cho các doanh nghiệp du lịch trong nước tổ chức. Điều đó chứng tỏ, chúng ta chưa có chiến lược lâu dài để phát triển loại hình du lịch này.

Hiện nay, một số công ty du lịch trong nước cũng đang khai thác một số điểm du lịch mạo hiểm như hang Doi (Phan Thiết), các vách núi ở suối Vĩnh Hảo hay Côn Đảo, vách núi hòn Phụ Tử (Hà Tiên), vực tử thần ở Đatanla (Đà Lạt), rừng Phinhat ở vùng núi Voi, động Quan Âm ở núi đá vôi Ngũ Hành Sơn...

Vẫn thiếu một cơ chế?

Ông Dương Xuân Hội - Vụ phó Lữ hành (Tổng cục Du lịch) nhấn mạnh: “Điểm mấu chốt để phát triển du lịch mạo hiểm là giải quyết mối quan hệ liên ngành: giao thông - quốc phòng- bảo hiểm - y tế… Chúng ta chưa có tiền lệ trong việc phát triển loại hình du lịch đầy tiềm năng nhưng mới mẻ này nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm”.

Những tua chúng ta đã làm đang còn manh mún, nhỏ lẻ và chưa bài bản. Một trong những khó khăn khi tổ chức loại hình du lịch này chính là bảo hiểm.

Cho đến nay, các công ty bảo hiểm tại Việt Nam chỉ bán bảo hiểm cho du khách theo từng tua, từng con người cụ thể chứ chưa bán theo công ty lữ hành. ở các nước phát triển loại hình du lịch mạo hiểm như Pháp, Mỹ, Nhật…, bảo hiểm được bán trực tiếp theo từng tháng, quý, năm cho các công ty lữ hành. Du khách chỉ cần được khám sức khoẻ và mua vé tham gia tua là có bảo hiểm.

Cũng theo ông Hội, du lịch mạo hiểm đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao trong tổ chức. Bởi yêu cầu quan trọng nhất trong tổ chức các tua này chính là đảm bảo an toàn cho du khách.

Trong loại hình du lịch này, cơ sở hạ tầng không phải là yếu tố quan trọng nhất, bởi chủ yếu dựa vào sự ưu đãi sẵn có của thiên nhiên. Tạo một cơ chế thông thoáng và phối hợp đầu tư cho các hãng lữ hành (đặc biệt là các hãng lữ hành trong nước) sẽ là bước đệm quan trọng để phát triển du lịch mạo hiểm.

Ông Phạm Từ - Tổng cục phó Tổng cục Du lịch cho biết: Muốn đảm bảo an toàn cho du khách thì cần phải có các đoàn thám thính địa hình chuyên nghiệp, nhóm hậu cần chu đáo, và luôn giữ thông tin liên lạc thật tốt trong mọi địa hình.

Các công ty du lịch Việt Nam không dám mở rộng các dự án khảo sát để xây dựng tua du lịch mạo hiểm mới, vì chi phí cao, trong khi dễ bị đối thủ cạnh tranh ăn cắp bản quyền. Doanh nghiệp du lịch lữ hành cũng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và chính quyền địa phương khi tổ chức tua để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Hiện, Công ty Lĩnh Nam đang khảo sát tuyến du lịch rừng Nam Cát Tiên và dự kiến tổ chức một cuộc thi chinh phục đỉnh Bạch Mã vào dịp 30/4 tới.

Trong năm nay, Lĩnh Nam còn quyết tâm đưa loại hình du lịch bằng xe máy trở thành ưu thế cạnh tranh. Một số doanh nghiệp khác như Đà Lạt Holiday, Hồng Bàng... đang kết hợp khảo sát các vách đá ở vịnh Hạ Long, tiến tới tổ chức các tua du lịch mạo hiểm tại vùng này.

Tuy nhiên, để phát triển tương xứng với tiềm năng, ngoài sự nỗ lực của ngành du lịch, các hãng lữ hành, Việt Nam cần có một cơ chế thích hợp. Việc này không nên chậm trễ… 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.