“Dụng nhân như dụng mộc”

Văn hóa DN là “chất keo kết dính” liên kết bên trong của MB
Văn hóa DN là “chất keo kết dính” liên kết bên trong của MB
TP - Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý I/2014 của Vụ Dự báo Thống kê Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước vừa qua cho thấy những tín hiệu tích cực trong lĩnh vực nhân sự ngân hàng.

Theo đó, 40% nhà băng vẫn đang thiếu người và chắc chắn sẽ tuyển thêm trong tương lai. Đáng nói dù khó khăn nhưng có những ngân hàng vẫn “lội ngược dòng” ngoạn mục, liên tục tuyển thêm nhân sự.

Tăng cường tuyển dụng

Từ 2005 đến 2011, số liệu do KPMG Việt Nam cung cấp cho thấy, ngành ngân hàng chứng kiến những đợt tuyển dụng mạnh mẽ. Chỉ trong vòng 6 năm, số lượng nhân sự được tuyển mới lên đến khoảng 75.000 người, đưa nhân sự trong lĩnh vực ngân hàng từ 125.000 người lên đến 200.000 người. Tuy nhiên, đà tuyển dụng này bị chặn lại trong giai đoạn 2012 – 2013, do những khó khăn về kinh tế toàn cầu. Một số ngân hàng thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ, kéo theo đó, nhân sự bị cắt giảm hàng loạt. Thậm chí, lại có những tổ chức tín dụng, nhân sự suy giảm trên dưới 1.000 người.

Trong bối cảnh đó, một số ngân hàng có nền tảng kinh doanh bền vững đã tận dụng cơ hội này để mạnh tay tuyển dụng những nhân sự tốt. Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) là một ví dụ điển hình. Năm 2013 dù bối cảnh chung khó khăn nhưng báo cáo cho thấy, MB vẫn lội ngược dòng liên tục tuyển mới 218 nhân sự, đưa tổng số cán bộ nhân viên của ngân hàng và các công ty con lên 6.024 người. Trước đó, trong năm 2012 MB cũng đã tuyển thêm 432 nhân sự.

MB xây dựng chiến lược phát triển nhân sự dựa trên sự phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh về cả số lượng, chất lượng và cơ cấu, đặc biệt phát triển nguồn lực toàn diện các mặt: tâm lực, trí lực và thể lực. Cũng chính điều này đã mang lại lợi thế cạnh tranh cho MB và hiện thực hóa mục tiêu đứng trong Top 3 các ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, hướng tới xây dựng một Tập đoàn tài chính mạnh, có vị thế tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Chia sẻ với báo chí, đại diện lãnh đạo của MB cho biết, trong tuyển dụng, MB coi trọng yếu tố phù hợp của nhân sự đối với văn hóa và nền tảng kinh doanh của MB. Do đó, người được tuyển chọn, có thể chưa phải là người xuất sắc nhất, nhưng chắc chắn là người đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc tại MB. Mặt khác, sự phù hợp cũng giúp họ nhanh chóng nắm bắt và hòa nhập với môi trường kinh doanh của MB.

Một nhân sự làm việc tại Hội sở MB cho biết: “Càng hiểu MB, càng cảm thấy gắn bó, thân thiết và càng cảm thấy tự hào hơn. Trong một tổ chức tín dụng có tốc độ phát triển ổn định, cũng mang lại cho nhân sự nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp hơn. Ở MB, vấn đề tuyển dụng nội bộ rất được coi trọng, nên hầu hết những ai đã vào làm tại MB đều không mong muốn chuyển sang môi trường làm việc khác”.

Tạo các cơ hội phát triển

Nếu xem sự phù hợp là một trong những điều kiện trong tuyển dụng MB thì yếu tố nào tạo nên sự gắn kết của nhân sự với công việc? Theo đại diện MB, không thể không nhắc đến câu chuyện về đào tạo, về môi trường văn hóa, công tác quản trị nhân sự và truyền thông để đưa chiến lược phát triển, tầm nhìn, mục tiêu, nền tảng kinh doanh… của ngân hàng đến với từng người.

Song song, MB cũng xây dựng được hệ thống quản trị đào tạo nhân sự theo từng vị trí chức danh, nhằm hỗ trợ mọi cán bộ nhân viên MB mọi lúc mọi nơi có thể học tập, nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng mềm… Qua việc sử dụng hệ thống học tập này, đã hỗ trợ cho mọi CBNV MB có điều kiện học tập, nâng cao năng lực bản thân một cách thuận tiện nhất, mọi lúc, mọi nơi. MB rất coi trọng quản trị tri thức, bởi đó chính là quản trị con người, và coi đây là mấu chốt quan trọng nhất trong nền tảng phát triển kinh doanh bền vững.

Theo đó, hệ thống quản trị thành tích (KPIs) được MB thiết lập đến từng đơn vị/cá nhân. Các tiêu chí đánh giá công việc rõ ràng, minh bạch phối hợp với hệ thống quản trị nhân sự (Hris) đảm bảo mỗi nhân sự đều theo dõi được lịch sử phát triển nghề nghiệp của mình tại MB. Chế độ lương thưởng của mỗi nhân sự cũng được xác lập theo hệ thống KPIs để đảm bảo tính công bằng nhất cho mỗi nhân sự.

Với một tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng bình quân luôn được giữ vững ở mức 20 - 30%, một năm, thì “cơ hội là không thiếu cho những người đủ khả năng và dám thử thách” - như đại diện MB chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.