GDP thấp sẽ kéo dài trong bao lâu?

GDP thấp sẽ kéo dài trong bao lâu?
TP - Ông Deepak Mishra - chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới - cho rằng, GDP thấp của Việt Nam kéo dài bao lâu phụ thuộc tiến độ của tái cấu trúc nền kinh tế.

> Được cứu, nhiều doanh nghiệp BĐS vẫn ‘thoi thóp’

ông Deepak Mishra
Ông Deepak Mishra.

Trước một số ý kiến lo ngại tăng trưởng GDP của Việt Nam còn tệ hơn nữa trong các tháng còn lại của năm 2012, khi GDP quý I chỉ tăng 4%, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB), ông Deepak Mishra cho rằng, GDP thấp của Việt Nam kéo dài bao lâu phụ thuộc tiến độ của tái cấu trúc nền kinh tế. 

Một số chuyên gia cho rằng gói cứu trợ 29.000 tỷ đồng không có nhiều tác dụng?

Bây giờ còn quá sớm để nói đến hiệu quả vì chính sách vừa được thông qua. Quan trọng là chúng ta cần phải có các công cụ giám sát để xem gói cứu trợ này ảnh hưởng như thế nào đến khu vực doanh nghiệp.

Đáng chú ý, đây là điều được coi đang là bước đi đúng hướng. Tôi xem trên báo Wall Street Journal (Mỹ) nói rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama nên học tập Việt Nam trong hành động tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, và Mỹ nên cố gắng làm điều tương tự.

Điều mấu chốt tôi nghĩ Chính phủ đang cố gắng hành động và cần có nhiều sáng kiến để kiểm soát tình hình và có những hành động “chính xác” hơn.

Ông có cho rằng, yếu tố quan trọng để cứu doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là tăng sức mua của dân cư, giải quyết hàng tồn kho, tìm đầu ra cho sản phẩm ?

Không thể phủ nhận rằng Việt Nam đã có một thời kỳ phát triển tốt hồi 2007 – 2008 và giờ đi đến tái cấu trúc nền kinh tế, nhưng chúng ta không thể giải quyết vấn đề trong một ngày. Tiêu dùng giảm là cái giá của việc tái cấu trúc kinh tế và cần phải đương đầu với nó.

Điều chủ chốt là làm sao kiểm soát được quá trình, giảm đến mức thấp nhất chi phí, tạo ra chu kỳ đảo để tạo ra việc làm, kích thích tiêu dùng. Và Việt Nam có thể trở lại giai đoạn tăng trưởng cao nhanh chóng. Đó là điều mà Nghị quyết 11 đã đề cập, ổn định vĩ mô.

Chúng tôi nghĩ giai đoạn tới cần cải cách cấu trúc về doanh nghiệp, ngân hàng và đầu tư. Tất cả ba lĩnh vực này cần được thực hiện quyết liệt, cần nhiều hành động hơn, cần nhanh hơn cho đến khi có ảnh hưởng tới tăng trưởng, việc làm, lương của nhân công và tiêu dùng.

Chính phủ cần đem lại niềm tin về ổn định vĩ mô, lạm phát hơn 10% vẫn là cao so với tiêu chuẩn thế giới nhưng không ai phàn nàn thêm nữa vì họ thấy lạm phát đang đi xuống. Lạm phát không cần phải xuống đến 5%, nhưng đang giảm đúng hướng. Điều đó cũng đúng với tái cấu trúc nền kinh tế, mọi người muốn thấy cải cách nhiều hơn, để tạo niềm tin và có thể đầu tư dài hạn.

Vậy dự báo của WB cho tăng trưởng GDP của Việt Nam là bao nhiêu?

Trong trung hạn, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở mức 6% mà chúng tôi dự đoán cho 2012, nhưng không trông mong sẽ trở lại mức 8% sớm được.

Cảm ơn ông.

Phương Anh
Thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.