'Giá bà ngoại bé 3 tuổi bị bạo hành đến chết biết đến Tổng đài 111'

TPO - Sáng 25/6, Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức lễ phát động cuộc thi “Tìm hiểu Tổng đài 111”.
Cuộc thi nhằm tạo sân chơi bổ ích, tăng cường sự hiểu biết, kỹ năng bảo vệ trẻ em và về Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111. 
Cuộc thi diễn ra từ ngày 25/6 đến ngày 15/7/2020 nhằm tạo sân chơi bổ ích, tăng cường sự hiểu biết của trẻ em về các kỹ năng bảo vệ chính trẻ em và về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (Tổng đài 111).
Phát biểu tại Lễ phát động, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em cho biết: Cách đây hơn 6 tháng, Cục Trẻ em đã chính thức công bố ứng dụng bảo vệ trẻ em App “Tổng đài 111” trên hai nền tảng điện thoại thông dụng IOS và Android.
'Giá bà ngoại bé 3 tuổi bị bạo hành đến chết biết đến Tổng đài 111' ảnh 1 Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em phát động cuộc thi tìm hiểu Tổng đài 111
Ứng dụng cho phép báo cáo và phản hồi về các trường hợp nghi vấn xâm hại trẻ em, đồng thời hỗ trợ công tác nghiên cứu và xây dựng hệ thống thông tin trong các hoạt động liên quan tới bảo vệ trẻ em.
“Thời gian qua có gần 70 thông báo của trẻ em và người dân qua App để phản ánh các trường hợp xâm hại, bạo lực trẻ em. Đây là một con số còn quá khiêm tốn, thể hiện người dân và trẻ em chưa biết và cài đặt để sử dụng App” - ông Đặng Hoa Nam nói.

Theo thông tin từ Tổng đài 111, thời gian qua, có hơn 10.000 cuộc gọi hỏi đáp thông tin, tăng 732 ca so với cùng kỳ 2019. Trong đó các cuộc gọi tư vấn chuyên sâu là 3.418 ca, ca can thiệp hỗ trợ là 407 ca (giảm 15 ca so với cùng kỳ năm 2019).

Trong số 407 ca hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em trong 6 tháng đầu năm 2020 có tới 195 ca bạo lực trẻ em, chiếm 47,91%, 27 ca trẻ em bị bóc lột (chiếm hơn 6%); 16 ca trẻ em bị mua bán (tăng 13 ca so với cùng kỳ năm 2019)... Trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỉ lệ cao nhất.

Kể lại trường hợp cháu M. (3 tuổi) bị mẹ đẻ, bố dượng bạo hành dẫn đến tử vong vào đầu tháng 4 vừa qua, trong khi người thân không biết phản ánh ở đâu, Cục trưởng Đặng Hoa Nam trăn trở: “Có hai chữ tôi không muốn nhắc lại trong vụ việc này là những giọt nước mắt của bà ngoại, của những người quan tâm cháu, của cư dân mạng là "muộn màng". Tôi nghĩ giá như bà ngoại cháu bé, hàng xóm biết đến tổng đài 111 thì chắc chắn các lực lượng sẽ vào cuộc hỗ trợ cháu kịp thời", ông Nam nói.
Ông Nam tin tưởng rằng, thông qua cuộc thi tìm hiểu kiến thức được tổ chức trên một nền tảng ứng dụng kết nối với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) sẽ đạt được kết quả tốt đẹp. Hướng tới nâng cao nhận thức của các em học sinh THCS, THPT trên toàn quốc về bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em và về hoạt động của Tổng đài 111.
Chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Đội TƯ – Trưởng Ban công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn chia sẻ: Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em đang được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Do đó, Trung ương Đoàn mong muốn các cơ quan, tổ chức và cá nhân cùng nhau đồng hành, đưa ra những ý tưởng sáng tạo, thiết thực hơn nữa để giúp cho công tác bảo vệ trẻ em được hiểu quả tốt nhất. 
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.