Giá điện đang giúp cho người giàu

Giá điện đang giúp cho người giàu
TPO – Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nói với phóng viên Tiền Phong trong cuộc trao đổi quanh Quy hoạch điện VII, còn được gọi là Tổng sơ đồ điện 7.

Giá điện đang giúp cho người giàu

> Nâng dần giá điện để đủ điện

>Sáu tháng, EVN lỗ 3.500 tỷ đồng

TPO – Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nói với phóng viên Tiền Phong trong cuộc trao đổi quanh Quy hoạch điện VII, còn được gọi là Tổng sơ đồ điện 7.

Mạng lưới phân phối điện của EVN. Ảnh: Xuân Phú
Mạng lưới phân phối điện của EVN. Ảnh: Xuân Phú.

Ông cho rằng cơ chế giá điện hiện nay chưa hợp lý?

Chúng ta cứ nghĩ rằng chúng ta giữ giá điện như hiện nay là có lợi cho người nghèo là không phải vì người nghèo dùng điện rất ít. Thực tế, giá điện hiện nay đang giúp cho người giàu và khuyến khích doanh nghiệp, người dân sử dụng các thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả thấp, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Thêm nữa, giá điện thấp như hiện nay sẽ khiến cho người dân sử dụng điện một cách vô tư, thiếu tinh thần tiết kiệm….

Nếu nghĩ giá điện rẻ thì sẽ giúp giảm lạm phát cũng không đúng. Thực tế giá điện rẻ như hiện nay chỉ là giá ảo. Giá thật đã “chui” vào chi phí sản xuất như than, dầu, mỡ, phụ tùng, vật liệu phục vụ sản xuất…

Nếu để giá điện thấp mà lãng phí chính là giúp đẩy lạm phát lên. Lạm phát này có độ trễ, đến thời kỳ nào đó sẽ bùng lên. Như trong ngành điện, bảo cứ hạch toán treo khoản lỗ mấy nghìn tỷ của năm trước thì nhìn thấy giá có vẻ ổn. Tuy nhiên, nhìn vào bản chất kinh tế là nó đã chứa lạm phát trong đó.

Nếu có giá điện theo thị trường là giá theo quy luật và được mọi người thừa nhận thì giá điện sao phải bao cấp?

Mới đây Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam than phiền EVN không huy động hết công suất điện của họ? EVN có bình luận gì về việc này?

Tôi nghĩ tập đoàn nào cũng vậy, khi xây một công trình, nhà máy thì phải phát huy hết công suất của nó. Đây là suy nghĩ rất chính đáng. Nhưng xét về lợi ích cộng đồng, lợi ích của nhân dân thì phải tính toán. Hiện có khoảng 80 nhà máy điện có giá thành khác nhau từ thấp đến cao. Nếu chúng ta không tận dụng những nhà máy có giá thành thấp mà huy động nhà máy giá thành cao thì sẽ gây thiệt hại cho nhà nước.

Cái nữa là nếu ta huy động than, khí thì nó sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên. Ngày hôm nay chúng ta chưa thấy nhưng 10 năm nữa chúng ta mới thấy xót xa vì sao không dùng nước. Chúng tôi cũng đã chia sẻ nhưng để cộng đồng hiểu việc làm của ngành điện nói chung có những khó khăn.

EVN mới tiếp nhận lưới điện của Hiệp Phước. Với sản lượng tiêu thụ 1 tỷ kWh, mỗi năm EVN sẽ phải chôn vào đây bao nhiêu lỗ nữa?

Con số này chúng tôi đã có báo cáo lên trên. Nếu chúng tôi nhận lưới điện do Hiệp Phước bàn giao, mỗi tháng sẽ bị lỗ trên 100 tỷ. Một năm lỗ khoảng 1.500 tỷ đồng. Đây là một chính sách đối ngoại nên chúng ta phải cân nhắc. Gánh nặng này tôi nghĩ Chính phủ và các bộ ngành sẽ có chia sẻ với tập đoàn.

Nhân viên ngành điện giải thích thủ tục đăng ký mua điện giá thấp cho người dân. Ảnh: Thanh Thúy
Nhân viên ngành điện giải thích thủ tục đăng ký mua điện giá thấp cho người dân. Ảnh: Thanh Thúy.

Sau một tháng triển khai thị trường điện cạnh tranh thí điểm, EVN nhận thấy việc vận hành thế nào?

Trong giai đoạn thử nghiệm này, chúng tôi có theo dõi thông tin. Trong quá trình làm, do không phải mới bắt đầu mà tập đoàn đã làm từ 2007 đến nay. Quá trình tập dượt giúp cán bộ EVN thông thạo. Về cơ bản những trở ngại trước mắt đều có thể khắc phục được.

Vận hành thị trường điện không đơn giản như các thị trường khác. Ở đây nó có tính thời sự liên tục, 24/24 và liên quan đến hệ thống thiết bị trong và ngoài nhà máy…Nó là một sự phối hợp tương đối phức tạp giữa các nhà máy điện và con người với nhau. Đến thời điểm này cũng chưa có trở ngại gì lớn trong điều hành.

Với EVN 5% giá điện giao dịch trả ngay như quy định có khiến EVN gặp khó khăn về vốn, về thanh toán?

Trong công thức mua bán của thị trường cạnh tranh có 5% là mua bán giao ngay. Mua bán giao ngay này có tác dụng khiến các nhà phát điện phải tính toán giá thành bán và giá chào. Từ đó sẽ tạo ra nhận thức về tổ chức sản xuất trong nhà máy và tiết kiệm chi phí để đưa ra giá chào bán tối ưu. Với người dân, sử dụng điện được ở mức tối ưu.

Hiện EVN không gặp khó khăn gì. Đến giờ chưa thực hiện thanh toán, mới là chạy thử để nhìn nhận vấn đề xem mọi việc có chính xác không. Việc thực hiện chính thức sẽ bắt đầu từ 1-1-2012.

Thời gian qua huy động vốn từ trái phiếu chính phủ không thực hiện được trong khi cổ phần hóa doanh nghiệp không đạt được như mong muốn, vậy việc huy động vốn cho tổng sơ đồ 7 có đạt được?

Trong cơ cấu cho tổng sơ đồ 7, trái phiếu chính phủ không chiếm lượng vốn lớn. Trái phiếu phụ thuộc vào thị trường vốn, có lúc rất tốt. Trước đây EVN tự phát hành trái phiếu rất chạy nhưng với thị trường chứng khoán như hiện nay chưa thể lường trước sẽ thế nào. Chúng tôi cũng chủ động tìm các nguồn vốn vay từ các tổ chức, ngân hàng quốc tế như WB, ADB, JIBIC và các tổ chức song phương khác.

Hiện kế hoạch phát hành trái phiếu của EVN có nhưng thời điểm chưa thuận lợi. Từ đầu năm EVN đã phát hành vài đợt, duy động được vài nghìn tỷ đồng. Đến thời điểm này, lượng vốn thiếu cho năm 2011 không nhiều.

Cám ơn ông!

Phạm Tuyên - Văn Việt (thực hiện)

Theo Viết
MỚI - NÓNG