Giá nhiều mặt hàng chưa chịu giảm

Giá nhiều mặt hàng chưa chịu giảm
Lần đầu tiên trong năm, chỉ số giá tiêu dùng CPI đã giảm với con số tuy còn rất khiêm tốn, chỉ mới ở mức 0,19%. Tuy nhiên, giá nhiều mặt hàng vẫn chưa chịu giảm.
Giá nhiều mặt hàng chưa chịu giảm ảnh 1
Thịt lợn là một trong những mặt hàng vẫn chưa giảm giá.

Khi giá cả nguyên liệu đầu vào như: Xăng dầu, sắt thép, phân bón, thức ăn gia súc... tăng, nhiều mặt hàng tăng giá "ăn theo". Nay những mặt hàng nguyên liệu đầu vào đang giảm, nhưng giới kinh doanh bán lẻ vẫn hề không giảm giá.

Tại Hà Nội, rau muống vẫn giữ giá 2.000đ/bó, thịt lợn hơi đã giảm từ 36.000đ/kg xuống còn 30.000đ/kg, nhưng thịt thăn vẫn giữ nguyên giá 85.000đ/kg, thịt mông 65.000đ/kg, thịt bò 110.000đ/kg, gạo ngon 13.000đ/kg... như hồi thị trường trong cơn "bão giá".

Nhiều mặt hàng sản xuất trong nước chẳng mấy liên quan đến việc giá xăng dầu, kim loại tăng cao cũng từng ồ ạt tăng giá: Hạt nêm Aji ngon trước đây giá 37.000 đồng/gói/kg, nay lên 42.000 đồng. Bột ngọt Ajinomoto loại 400gr trước đây giá 10.800 đồng, nay giá giao cho các cửa hàng 17.200 đồng/gói. Nước rửa bát Mỹ Hảo tăng 4.500 đồng/lít, lên 12.500 đồng. Xàphòng Omo từ ngày 1.9 tăng thêm 2.500 đồng/gói 800gr... Nay mặt bằng giá đang "hạ nhiệt", nhưng giá hàng loạt mặt hàng tiêu dùng chưa hề giảm.

Giá cả tăng cao làm cho người tiêu dùng phải "thắt lưng buộc bụng". Điều này sẽ làm cho thị trường tiêu dùng và người sản xuất phải "trả giá". Nhiều mặt hàng nông sản không tiêu thụ được, thị trường vật liệu xây dựng, nhà đất... ế ẩm. Tốc độ gia tăng tiêu dùng trong tháng đã giảm 50% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tình trạng này còn kéo dài, sẽ có nguy cơ dẫn đến "giảm phát". Tuy nhiên, điều này còn nguy hiểm hơn lạm phát là tác động gây đình đốn sản xuất, dẫn đến kinh tế chậm tăng trưởng, thất nghiệp gia tăng... Đây chính là điều những nhà quản lý kinh tế không nên xem thường.

Theo Công Thắng
Lao động

MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.