Giá xăng dầu chưa mang tính kích cầu

Giá xăng dầu chưa mang tính kích cầu
Hiện giá xăng, dầu tại VN đang ở mức 11.000 đồng/lít, khi giá dầu thế giới ở mức trên dưới 40USD/thùng. Việc kêu giá xăng giảm nhỏ giọt đã trở thành chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", nhưng rồi không thể không nói.
Giá xăng dầu chưa mang tính kích cầu ảnh 1

Nguyên nhân là vấn đề này tác động cùng chiều quan trọng đến việc tiếp tục kìm chế lạm phát cũng như chủ trương kích cầu trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Tận thu

Vào lần giảm giá xăng gần đây nhất - 10/12/2008, các DN NK và KD xăng dầu đã một mực kêu rằng Nhà nước - cụ thể là liên Bộ Tài chính-Công Thương - đã tận thu bằng cách tăng trần mức thuế NK xăng dầu lên 40%, cộng với các khoản phí, cơ cấu thuế-phí trong giá xăng dầu tại VN đã lên đến 70%, cho nên DN không thể giảm sâu tương ứng với giá thế giới.  

Việc "đổ lỗi" trên không phải là không "có lý". Tất nhiên phía liên bộ cũng có thể đưa ra giải trình "có lý" của mình, rằng vào thời kỳ giá dầu sốt cao, Nhà nước đã thất thu hàng chục ngàn tỉ đồng tiền thuế khi thuế suất NK xăng dầu áp dụng 0%, lại thêm cũng không ít tiền đắp vào việc bù giá xăng dầu...

Cả hai phía nói đều "có lý", song nếu điều đó chỉ hợp lý đối với mỗi bên, thì liệu có giúp giải quyết được vấn đề lớn đang "nước sôi lửa bỏng" hiệu nay là kích cầu kìm hãm suy thoái kinh tế, tiếp sau là kìm chế lạm phát?

Bóng đen suy thoái kinh tế toàn cầu, theo dự báo sẽ còn ảnh hưởng đến VN nặng nề hơn trong nữa đầu năm 2009. Nếu cái lý của mỗi bên vẫn tiếp tục duy trì, khiến giá xăng dầu khư khư giữ như hiện nay, giá các dịch vụ lấy đó làm cớ không chịu giảm xuống tương ứng, thì hệ quả là nền kinh tế hứng chịu.

Phải kích cầu từ giá xăng dầu!

Xăng dầu là một trong những nguồn năng lượng quan trọng để phát triển SXKD, nó như là "máu của nền kinh tế", tác động đến giá thành sản phẩm dịch vụ, ảnh hưởng tới đầu ra, sức mua và sự kích cầu v.v...

Chính vì thế, một khi kích cầu từ ngành hàng là "máu của nền kinh tế" thì chính sách đó cũng có tác dụng kích cầu rộng lớn và ngược lại. Cho nên, có thể thấy rất rõ rằng, nếu Nhà nước cố tận thu một đồng thuế NK (theo hướng tăng thuế và phí) thì người tiêu dùng sẽ bỏ ra thêm hàng ngàn, hàng triệu đồng để gánh chịu sự tăng giá của các sản phẩm, dịch vụ (vì giá tăng hoặc không được giảm tương ứng như giá dầu giảm trên thế giới).

Việc tận thu ngay trong thuế xăng dầu, nếu tiếp tục được giữ ở mức đỉnh như hiện nay, chẳng khác nào tình trạng "tham bát bỏ mâm", và sẽ trở thành sự trái ngược tiêu biểu nhất đối với chủ trương kích cầu nền kinh tế VN trong giai đoạn này.

Ngay trong bài phát biểu đầu năm 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận định rằng "tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo những xu hướng trái chiều".

Minh chứng là nền kinh tế VN thời gian qua chưa hết lạm phát cao đã chuyển sang bị ảnh hưởng do suy thoái của kinh tế toàn cầu, khiến sức mua giảm mạnh.

Với những tình trạng đặc biệt như thế của nền kinh tế, sự tận thu trong trường hợp thuế xăng dầu không những chẳng giúp kích cầu, mà có thể còn tạo ra lực đẩy trái chiều với nỗ lực chung. Cần có tầm nhìn rộng hơn để đưa ra và áp dụng chính sách thuế, trong đó dù Nhà nước tạm thất thu một đồng, nhưng có thể giảm bớt gánh nặng hàng ngàn, hàng triệu đồng cho DN và người tiêu dùng, góp phần tích cực thúc đẩy sự kích cầu trong xã hội!

Theo Thẩm Hồng Thụy
Lao động

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.