Giãn nợ, giảm tính lãi với khách hàng gặp khó khăn

Giãn nợ, giảm tính lãi với khách hàng gặp khó khăn
TP - Ngày 24- 4, Thống đốc Nguyễn Văn Bình ký ban hành văn bản số 2506 về thực hiện các giải pháp về hoạt động tín dụng.

>Doanh nghiệp nông nghiệp đòi giãn nợ

Theo đó, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân từng bước phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với khách hàng vay trong việc rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ vốn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh...

Trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay và khả năng tài chính của mình, tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách vay không có khả năng trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Với khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (và TCTD đánh giá có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo), TCTD xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay; Khách hàng không có có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay (đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và được TCTD đánh giá có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay), TCTD xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

Thống đốc cũng yêu cầu, trên cơ sở khả năng tài chính và chính sách khách hàng, TCTD xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức lãi suất cho vay hiện hành, nhất là đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động.

Bên cạnh đó, các TCTD xem xét miễn, giảm lãi phải trả đối với khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.