Giày dép Việt Nam sẽ bị EU kiện bán phá giá

Giày dép Việt Nam sẽ bị EU kiện bán phá giá
Từ một đến hai tuần tới, hiệp hội các nhà sản xuất giày dép châu Âu có thể sẽ chính thức khởi kiện các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu da giày Việt Nam về việc bán phá giá.
Giày dép Việt Nam sẽ bị EU kiện bán phá giá ảnh 1
Giày dép Việt Nam có thể bị kiện bán phá giá trong một vài tuần tới

Hiệp hội da giày Việt Nam (Lefaso) cho biết chiều 5/7.

Theo luật sư James Harlan (Cty luật Steptoe & Johnson LLP - người hỗ trợ Việt Nam đối phó với vụ kiện, sau khi chính thức khởi kiện, họ sẽ tiến hành điều tra các DN sản xuất da giày Việt Nam trên cơ sở lựa chọn một nhóm gồm 8 đến 10 DN thuộc nhiều quy mô và thành phần kinh tế khác nhau. Trong vụ kiện này có xem xét đến yếu tố kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, EU xem xét yếu tố thị trường theo từng doanh nghiệp cụ thể chứ không xem xét theo ngành hay theo quốc gia như cách làm của Mỹ và Canada.

Bốn nhóm hàng có khả năng bị xem xét kiện là giày nam, nữ, trẻ em và giày thể thao cao cấp. Mức thuế EU sẽ áp dụng cho các DN sản xuất, xuất khẩu da giày Vệt Nam sau khi điều tra gồm 3 mức khác nhau. Nếu DN chứng minh được mình đã đạt tiêu chuẩn kinh tế thị trường thì được hưởng mức thuế suất thấp nhất.

“Chúng ta không né tránh mà phải chuẩn bị ngay từ bây giờ để đối phó với vụ kiện”- ông Nguyễn Đức Thuấn- Phó Chủ tịch Lefaso nói. Nếu chúng ta càng chuẩn bị tốt bao nhiêu thì khả năng bị áp mức thuế thấp bấy nhiêu. Đây cũng là bài học rút ra từ những vụ kiện cá basa và tôm trước đây.

Tuy nhiên, theo luật sư James Harlan, DN Việt Nam hiện còn hai điểm yếu cơ bản. Một là hệ thống kế toán chưa theo được chuẩn mực quốc tế, trong khi việc kiểm toán chưa được tiến hành định kỳ, minh bạch.

Thứ hai, phần lớn các DN Việt Nam bị phụ thuộc hoàn toàn vào các khách hàng, tức các nhà nhập khẩu nước ngoài và thường không biết thị trường đích thực của mình ở đâu, giá cả thế giới thế nào. Các nhà nhập khẩu nước ngoài bao giờ cũng muốn ép các DN Việt Nam bán với giá thấp nhất và tình trạng này kéo dài thường xuyên đã gây ra hậu quả là mình trở thành người bán phá giá mà không hay biết.

Luật sư James Harlan khuyên các DN Việt Nam nhanh chóng khắc phục những nhược điểm này. Ông cũng lưu ý rằng, các DN Việt Nam phải tăng cường quan hệ, liên kết với các khách hàng của mình, hiệp hội các nhà nhập khẩu nước ngoài và những người có quyền lợi liên quan ở nước nhập khẩu để cùng nhau chống lại các vụ kiện chống phá giá. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất trong hoàn cảnh hiện nay.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Thuấn, nếu có bị kiện bán phá giá thì tình hình sản xuất và xuất khẩu giày dép của Việt Nam vẫn không bị ảnh hưởng, vì vụ kiện còn “rồng rắn lên mây” ít nhất đến giữa năm sau. Quan trọng hơn là về bản chất chúng ta không bán phá giá, sở dĩ hàng chúng ta rẻ là do giá nhân công rẻ.    

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.