Gỡ nút thắt cho mô hình kinh doanh mới

Hệ sinh thái khởi nghiệp đang trên đà phát triển, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng như các thương vụ đầu tư cho khởi nghiệp trong thời gian vừa qua ngày càng tăng.

Làn sóng khởi nghiệp được hâm nóng với sự ra đời của nhiều mô hình kinh doanh mới, sáng tạo, tập trung giải quyết vấn đề xã hội. Vậy, mô hình kinh doanh mới là gì? Xung quanh vấn đề này, chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” hôm nay sẽ có cuộc trao đổi với  TS. Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN.

Xin chào TS. Phạm Hồng Quất!

PV: Thưa Ông, khởi nghiệp sáng tạo đang trên đà phát triển, với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực, hay còn gọi là mô hình kinh doanh mới. Vậy, đặc tính của mô hình kinh doanh mới là gì, Ông có thể giúp chúng tôi làm rõ?

Mô hình kinh doanh mới có khả năng nhân rộng phải là những mô hình tạo ra dịch vụ, sản phẩm mới hoặc phương thức mới. Bản chất của mô hình mới này không dựa trên giá rẻ mà phải dựa trên tài sản trí tuệ, công nghệ mới, khẳng định được tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghệ. Bản thân bảo hộ sở hữu trí tuệ đã là thước đo về khả năng phát triển bền vững…Đây là xu hướng tất yếu, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Gỡ nút thắt cho mô hình kinh doanh mới ảnh 1  

PV: Vậy,  từ thực tiễn nghiên cứu và quản lý, Ông có thể cho biết, trên thế giới hiện có phương thức kinh doanh hay mô hình kinh doanh mới nào và xu hướng ứng xử của các quốc gia với những mô hình kinh doanh mới hiện nay ra sao?

Có nhiều quan điểm khác nhau về mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên, nhìn chung đa phần là các quốc gia ủng hộ xu hướng mô hình kinh doanh mới, ứng dụng công nghệ. Ví dụ, mô hình kinh tế chia sẻ.

Thực tế, có những quốc gia ủng hộ mô hình kinh doanh mang tính sáng tạo, cho phép thử nghiệm ở quy mô nhất định, bên cạnh đó, có những quốc gia rụt rè hơn, xem các nước khác làm thế nào rồi mới làm theo, nhằm tránh những xáo trộn, đổ vỡ, phá vỡ cấu trúc của kinh doanh truyền thống.  Trong hai xu hướng này, tôi cho rằng, Việt Nam nên cho phép thí điểm những mô hình kinh doanh mới, sáng tạo trong phạm vi và thời gian nhất định.     

Gỡ nút thắt cho mô hình kinh doanh mới ảnh 2 

PV: Vậy, theo Ông, Việt Nam học hỏi được gì trong việc hoàn thiện khung pháp lý đối với mô hình kinh doanh mới cho khởi nghiệp sáng tạo từ các quốc gia?

Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đang điều chỉnh chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, đối tượng doanh nghiệp... Mặc dù bình đẳng nhưng chưa có sự ưu tiên. Tôi cho rằng, muốn mở đường cho một lực lượng doanh nghiệp công nghệ mới, sáng tạo, cần có một hành lang pháp lý riêng biệt, cần có ngoại lệ cho các starup có không gian thử nghiệm, tự do hơn, sáng tạo hơn.

Chúng ta có thể nghiên cứu thực tiễn chính sách pháp luật từ các quốc gia khu vực Asean, ví dụ như Singapore, Malaysia, Thái Lan... Một số nước thậm chí còn có Luật cho Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo riêng.

Gỡ nút thắt cho mô hình kinh doanh mới ảnh 3  

PV: Là một trong những đơn vị tiên phong trong việc xây dựng hoàn thiện hệ sinh thái cho khởi nghiệp sáng tạo, Ông có thể chia sẻ một số hoạt động tiêu biểu của Bộ KH&CN đối với khởi nghiệp sáng tạo, thưa Ông?

Từ 3 năm qua, khi Thủ tướng Chính Phủ phát động Chương trình quốc gia về khởi nghiệp và được sự hưởng ứng của nhiều bộ ngành, trong đó phải kể đến như Bộ KH&CN, Bộ Giáo dục Đào tạo..., hệ sinh thái khởi nghiệp sáng Việt Nam đã bắt đầu đi vào thực chất, với những sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, những mô hình kinh doanh mới mang tính sáng tạo, đột phá.

Bộ KH&CN đã có nhiều hoạt động xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, điển hình là Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, Bộ KH&CN cũng đã có kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ để làm sao xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, nhất là tạo khung pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới phát triển.

Xin cảm ơn Ông!

Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/

Kính mời bạn đọc theo dõi!

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.