Gửi tiết kiệm ở đâu có lợi nhất?

Nhu cầu gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân dịp đầu năm tăng cao (Ảnh minh họa)
Nhu cầu gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân dịp đầu năm tăng cao (Ảnh minh họa)
Ra Tết nhu cầu gửi tiết kiệm của người dân tăng cao do nguồn tiền nhàn rỗi, tiền thu từ bán hàng trong các ngày giáp Tết.

Ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?

Nắm bắt được nhu cầu này, hầu hết các ngân hàng đều tung ra các “chiêu bài”  như các chương trình gửi tiền nhận lì xì, gửi tiền quay thưởng, trúng xe, trúng nhà,... để thu hút vốn huy động càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, gửi tiền vào ngân hàng nào đôi khi cũng không phải là lựa chọn dễ  dàng. Đa phần khách hàng dễ tính thường thông qua mức lãi suất cao - thấp để chọn. Đây là cách lựa chọn dễ dàng nhất.

Chị Kim Nhung (165 Thái Hà – Hà Nội ) cho biết, tôi đã tham khảo nhiều NH và  thấy rằng VPBank đang là ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất, tới  7,6 %/năm áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng, với khoản tiền gửi trên 10 tỷ đồng. Với khoản tiền dưới 100 triệu cùng kỳ hạn lãi suất là 7,3%/năm.

Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng lựa chọn tiêu chí lãi suất cao để quyết định gửi tiền. Không ít khách hàng cho rằng thương hiệu của ngân hàng mới là lựa chọn của họ khi gửi tiền. 

Chị Kim Oanh (Thanh  Xuân – Hà Nội) chia sẻ, chị vừa quyết định gửi 100 triệu đồng vào ngân hàng BIDV với mức lãi suất 6,2% thời hạn 1 năm trong khi  ngay  bên cạnh là  NH Đại Dương có mức lãi suất 7,2% /năm hấp dẫn hơn nhiều. “Tôi không chọn NH Đại Dương vì biết rằng đó là NH vừa được NHNN mua lại với giá 0 đồng”, chị Oanh cho biết.

Chị Kim Oanh cũng tiết lộ thêm kinh nghiệm, gửi ở các NH TMCP nhà nước như BIDV khi muốn  rút tiền với số lượng lớn, chẳng hạn lên tới tiền tỷ, hoặc vài tỷ thì không nhất thiết phải báo trước. Còn gửi ở các NH nhỏ, lãi suất cao thì khi muốn rút với số lượng lớn, chẳng hạn lên tới tiền tỷ, hoặc vài tỷ thì thường phải báo trước từ 1-2 ngày.

Giải thích về việc không tham gia “chạy đua” lãi suất để thu hút huy động vốn thời điểm này, chị Thanh H. nhân viên giao dịch NH BIDV cho biết: Thông thường,  những ngân hàng lớn thì không bị áp lực cạnh tranh huy động vốn nên thường không tham gia chạy đua lãi suất như các NH nhỏ.

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Nên chọn ngân hàng lớn, uy tín, phát triển ổn định, có độ an toàn cao. Ngoài ra, những ngân hàng có nhiều chi nhánh, mạng lưới hoặc có nhiều dịch vụ ứng dụng công nghệ để triển khai các sản phẩm gửi tiết kiệm online...cũng nên được cân nhắc vì nó sẽ tạo thuận lợi trong giao dịch.

Sau tiết kiệm, kênh đầu tư nào hiệu quả?

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong thì cho rằng: “Nếu giữ vàng với tư cách giữ tài sản lâu dài thì việc lựa chọn mua vàng, với giá dao động trên dưới 32 triệu đồng/lượng như thời điểm hiện nay là an toàn. Và trong thời gian dài, nó sẽ có xu hướng nhích lên thay vì hạ thấp dưới 32 triệu đồng/lượng như trước đây…”.

Đồng thời, Ngân hàng HSBC cũng cho rằng, “giá vàng cuối cùng sẽ phục hồi trở lại vào năm 2016 sau nhiều lần phá đáy nhiều năm”.

Lâu nay kênh đầu tư ngoại tệ được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên theo nhiều ý kiến chuyên gia đây đang là kênh đầu tư “bấp bênh” bởi những chính sách mới của NHNN nhằm chống đô la hóa khiến việc gửi tiết kiệm USD vốn đã không còn sinh lãi còn phụ thuộc vào việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN.

Chính vì vậy, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu thì cho rằng, với những ai không nhiều kinh nghiệm đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời cao do biến động thị trường thì nên gửi tiền vào tiết kiệm ngân hàng, là kênh đầu tư truyền thông, tuy lãi suất không cao nhưng để tránh rủi ro.

Với kỳ hạn trên 12 tháng, thì ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và BaoVietbank có lãi suất khoảng 7,5 - 7,6% /năm

Theo ghi nhận của  PV Danviet, với mức lãi suất trong khoảng 7,4%/năm trong kỳ hạn 36 tháng được khá nhiều ngân hàng “ưa chuộng” như Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCBbank),Vietbank, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), ngân hàng TMCP Đại Đương (Oceanbank)…

Trong khi  nhiều ngân hàng như ACB, TPBank, Kienlongbank, NamAbank, MB, Saigonbank, PGbank, Techcombank,.. chỉ có mức lãi suất dưới 7%/năm.

Thấp nhất trong mặt bằng lãi suất là nhóm các ngân hàng TMCP nhà nước như NH BIDV,Vietcombank,Vietinbank . Đây là nhóm các ngân hàng hầu như không tham gia vào  cuộc  đua “cạnh tranh” lãi suất. Mức lãi suất cao nhất tại các ngân hàng này chỉ là 6,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.  

Theo Theo Dân Việt
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.