Hai Bộ 'bắt tay' ngăn việc lạm dụng hoá chất trong thực phẩm

Hai Bộ 'bắt tay' ngăn việc lạm dụng hoá chất trong thực phẩm
TPO - Chiều 8/7, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát và Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh ký kết chương trình phối hợp quản lý, kiểm soát và ngăn chặn việc lạm dụng hóa chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.

Theo đó, hai Bộ sẽ trao đổi, chia sẻ các quy định pháp luật về quản lý hóa chất dùng trong sản xuất công nghiệp, danh mục các hoá chất cấm sử dụng, hạn chế sử dụng thuộc các lĩnh vực hai Bộ quản lý.

Thông tin kịp thời việc lạm dụng hoá chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản để thường xuyên rà soát đưa các hoá chất có nguy cơ lạm dụng cao vào “Danh mục hóa chất kiểm soát đặc biệt”.

Cùng đó, hai Bộ sẽ phối hợp tuyên truyền, tập huấn cho cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất công nghiệp, đặc biệt là cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ về các quy định kinh doanh đúng mục đích hoá chất công nghiệp; cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về việc không lạm dụng hóa chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.

Hai Bộ cũng phối hợp triển khai công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành và xử lý vi phạm về lạm dụng hoá chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản theo quy định của pháp luật.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, chương trình ký kết giữa 2 Bộ góp phần giải quyết vấn đề mà xã hội đang hết sức quan tâm, là kiểm soát việc sử dụng các loại hóa chất công nghiệp trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm, thủy sản. Vấn đề này có liên quan đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Thời gian vừa qua cũng đã xảy ra một số sự cố và chúng ta phối hợp với nhau xử lý có hiệu quả. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải có sự phối hợp chặt chẽ lâu dài trên cơ sở xây dựng những quy chế phối hợp và thực hiện một cách có hiệu quả”- ông Phát nói.

MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.