Hai sân bay lớn nhất Việt Nam nguy cơ phải đóng cửa, có tiền không được sửa

TP - Từ hơn 1 năm qua, Tổng Cty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) không ít lần báo cáo về tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của hạ tầng khu bay (đường cất hạ cánh, đường lăn) sân bay Nội Bài (Hà Nội) và sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM). Tình trạng xuống cấp này có thể khiến sân bay phải đóng cửa 2 sân bay này. Dù ACV có tiền nhưng không được sửa do vướng quy định.

Xuống cấp nghiêm trọng do quá tải

Theo ACV,  hiện tại đường cất/hạ cánh 25R/07L của sân bay Tân Sơn Nhất và đường cất hạ cánh 11R/29L (1B) của sân bay Nội Bài đã xuống cấp nghiêm trọng,  do khai thác vượt công suất thiết kế. Với đường cất hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất được thiết kế đảm bảo khai thác tàu bay B777-300ER hoặc tương đương, với tần suất cất/hạ cánh 55.100 lần (trong 10 năm). Tuy nhiên, tính tới tháng 4/2018, tổng số lần cất/hạ cánh quy đổi của đường băng trên đã lên tới 126.600 lần (vượt hơn 70.000 lần cất/hạ cánh so với thiết kế).

Ngoài ra, sân bay cũng khai thác các loại tàu bay có tải trọng và áp suất bánh lớn hơn thiết kế như A350-900, B787-9 dẫn đến xuất hiện hư hỏng, mặt đường băng xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên bị bong bật, nứt vỡ.

Hai sân bay lớn nhất Việt Nam nguy cơ phải đóng cửa, có tiền không được sửa ảnh 1 Mặt đường lăn nứt vỡ, phụt bùn mỗi khi máy bay lăn qua tại sân bay Nội Bài-Hà Nội.

Với sân bay Nội Bài, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho hay, đường cất hạ cánh 11L/29R đang xuất hiện hiện tượng hằn vệt bánh tàu bay; có thấy hiện tượng nứt chân chim. Còn đường cất hạ cánh 11R/29L bề mặt thường xuyên xuất hiện hư hỏng như nứt vỡ và phùi bùn; một số tấm bê tông xi măng có hiện tượng bị lún.

Cá biệt có những vị trí độ lệch giữa khe giữa hai tấm bê tông xi măng lên tới 3cm. Với đường lăn có kết cấu bê tông nhựa, một số vị trí đường lăn cũng xuất hiện hằn lún vệt bánh tàu bay, phùi bùn lên bề mặt.

Ngày 9/8 vừa qua, Cảng Nội Bài đã phải dừng khai thác đường lăn S3 trong 1 tuần vì không đảm bảo an toàn. Với đường lăn kết cấu bê tông xi măng (S1, S2…) cũng xuất hiện hư hỏng, nứt vỡ, phùi bùn. Trước tình trạng trên, sân bay Nội Bài đã phải thay đổi phương án khai thác để khắc phục, sửa chữa hư hỏng, hạn chế sử dụng những đường lăn xuống cấp nghiêm trọng.

“Các hạng mục về đầu tư và sửa chữa tài sản khu bay đều tạm dừng do vướng mắc về cơ chế. Do vậy, Cảng Nội Bài chỉ có thể thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và khắc phục sự cố của hệ thống sân đường. Đây chỉ là giải pháp sửa chữa tạm thời, tính chủ động không cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho hoạt động bay và thậm chí phải dừng khai thác bất cứ lúc nào, Cảng Nội Bài cho hay.

Tại cuộc họp của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia hôm 15/8 vừa qua, sau khi nghe ACV báo cáo tình trạng xuống cấp của hạ tầng khu bay sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất có thể ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng không, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có những chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu sớm xử lý vướng mắc.

Phó Thủ tướng cho rằng, việc hạ tầng khu bay 2 sân bay này xuống cấp, ACV có tiền mà cơ chế không cho nâng cấp là rất vô lý. “Cơ chế vô lý như thế, phải tập trung tháo gỡ nhanh”, Phó Thủ tướng nói và chỉ đạo các cơ quan liên quan phải nhanh chóng xử lý các vấn đề liên quan để có thể sớm khởi công đầu tư, nâng cấp khu bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Có tiền không được sửa

Được biết, vướng mắc chính liên quan tới đầu tư, sửa chữa hạ tầng khu bay sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất là do quy định hiện hành. Theo đó, phần hạ tầng là công sản, được đầu tư xây dựng, sửa chữa bằng ngân sách nhà nước, không được tính vào tài sản giao cho ACV. Do vậy, dù ACV có tiền cũng không được sửa. Lãnh đạo ACV cũng khẳng định, nếu được phép sẽ sử dụng ngay vốn doanh nghiệp để thực hiện.

Trước tình trạng hạ tầng xuống cấp khu bay của 2 sân bay trên, năm 2018 và tháng 3/2019, Bộ GTVT đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính, Thủ tướng xem xét bổ sung danh mục và bố trí kế hoạch vốn trung hạn 2016 - 2020 từ nguồn dự phòng của Chính phủ cho sửa chữa đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Bộ GTVT tính toán, để sửa chữa 2 đường bay trên cần khoảng 4.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ngân sách nhà nước khó khăn, nên Bộ GTVT kiến nghị trước mắt, Bộ Tài chính cho phép ACV sử dụng nguồn tài chính của mình để sửa chữa trước, ngân sách nhà nước hoàn trả sau.

Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, mỗi công trình đều có quy tắc về bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên và đột xuất. “Để xảy ra tình trạng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất xuống cấp trước mắt thuộc trách nhiệm của đơn vị quản lý khai thác 2 sân bay. Sau đó là của Bộ GTVT trên cương vị cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt, nếu vướng cơ chế, Bộ GTVT phải có trách nhiệm giải quyết, hoặc báo cáo lên cấp cao hơn”, ông Chủng nói.

Theo ông Chủng, trước mắt cần khảo sát, đánh giá, xác định rõ nguyên nhân xảy ra hư hỏng, xuống cấp, để từ đó đề xuất giải pháp xử lý hiệu quả. “Không thể tuỳ ý nói do sân bay xuống cấp nên nguy cơ đóng cửa. Vì đây là vấn đề ảnh hưởng tới sinh mạng con người, bộ mặt quốc gia, cần hết sức nghiêm túc, không thể tuỳ tiện đưa ra đánh giá có thể gây hoang mang. Dù ngân sách khó khăn, nhưng không khó tới mức thiếu vài trăm, vài nghìn tỷ đồng”, ông Chủng nói.

Hai sân bay lớn nhất Việt Nam nguy cơ phải đóng cửa, có tiền không được sửa ảnh 2 Đường lăn sân bay Nội Bài bong tróc, phùi bùn. Ảnh Cảng hàng không Nội Bài cung cấp

Theo ACV, những năm qua, sản lượng bay tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài ngày càng tăng, tăng bình quân 3 năm lại đây khoảng 11%/năm, có thời điểm số chuyến bay cất/hạ cánh lên tới 42 chuyến/giờ, trong khi năng lực khai thác chỉ 37 chuyến/giờ. Cùng đó, tần suất khai thác các loại tàu bay tải trọng lớn cũng gia tăng. Đường cất hạ cánh sân bay Nội Bài và hệ thống đường lăn được thiết kế đảm bảo khai thác tàu bay B747-400 hoặc tương đương, với tần suất cất/hạ cánh 10.500 lượt/năm trong 20 năm tính toán. Thế nhưng, đến tháng 4/2018, tổng số tần suất cất/hạ cánh lên tới 284.200 lần.

MỚI - NÓNG
Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế bị bắt sau vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế bị bắt sau vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
TPO - Ngày 13/5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và Lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế, cùng 4 cán bộ cấp dưới, để điều tra về hành vi “Nhận hối lộ”. Đây là diễn biến điều tra mở rộng vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả.
Cảng Long Thành vượt tiến độ, sẵn sàng bay hiệu chuẩn
Cảng Long Thành vượt tiến độ, sẵn sàng bay hiệu chuẩn
TPO - Nhờ vượt tiến độ 3 tháng nên hiện tại hạng mục đường cất - hạ cánh số 1 của Cảng Hàng không quốc tế Long Thành - Đồng Nai đã thông điện, sáng đèn và sẵn sàng phục vụ bay hiệu chuẩn. Do đó, Bộ Xây dựng vừa ban hành Quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo công tác chuẩn bị khai thác cảng hàng không này.
Bình luận

Thọ

Chất lượng xây dựng kém mà sử dụng cả chục năm. Sử dụng loại tàu bay nặng hơn thiết kế

Thích Trả lời

TS Vũ Thường Bồi

Hiện tượng phụt bùn trên đường cất hạ cánh, đường lăn do không duy tu bảo dưỡng rồi. Các khe co giãn bê tông sân bay đều được bịt kín bằng loại keo chuyên dụng Thiokol để chống nước thấm xuống dưới bê tông. Bất kể khi nào xuất hiện vết nứt là phải dùng keo này xử lý ngay.

Thích Trả lời

Trần minh Toàn

Xuống cấp nghiêm trọng do quá tải hay do chất lượng xây dựng kém, phải xem xét lại!

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Bamboo Capital 'thay ghế' tổng giám đốc

Bamboo Capital 'thay ghế' tổng giám đốc

TPO - Tập đoàn Bamboo Capital bổ nhiệm ông Phạm Hữu Quốc làm tổng giám đốc mới thay thế ông Hồ Viết Thùy. Như vậy, Bamboo Capital thay tổng giám đốc chỉ hơn 2 tháng sau khi bổ nhiệm ông Hồ Viết Thùy thay ông Nguyễn Tùng Lâm.
Giá vàng bất ngờ tăng mạnh

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh

TPO - Cuối chiều 13/5, giá vàng trong nước quay đầu tăng 1 triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 120,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên 119 triệu đồng/lượng.
Khối ngoại mua ròng mạnh nhất từ đầu năm đến nay

Khối ngoại mua ròng mạnh nhất từ đầu năm đến nay

TPO - Chứng khoán trong nước tiếp tục xu hướng tăng trong phiên hôm nay (13/5), VN-Index hướng mốc 1.300 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt khoe sắc xanh, tạo lực đẩy đáng kể cho thị trường chung. Khối ngoại có phiên mua ròng mạnh nhất kể từ đầu năm.
Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

TPO - Giá vàng thế giới vào sáng thứ Ba duy trì gần mức thấp nhất trong hơn một tuần qua, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm thời về việc dừng áp thuế qua lại, làm giảm nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn.