Hàng không, du lịch Việt Nam hứng chịu khó khăn lịch sử do dịch COVID -19

Hàng không, du lịch Việt Nam hứng chịu khó khăn lịch sử do dịch COVID -19
TPO - Cùng chung khó khăn dịch bệnh, theo tiết lộ của đại diện Vietnam Airlines, nhiều ngày đơn vị chỉ khai thác 3 chuyến bay, doanh số giảm 5.000 tỉ đồng so với năm 2019, cùng với đó là 95% công ty lữ hành quốc tế nội địa dừng hoạt động đã khiến do hàng không và du lịch phải hứng chịu khó khăn chưa từng có.

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi tọa đàm trực tuyến “Thời điểm vàng kích cầu du lịch hậu COVID-19”, diễn ra sáng 10/6 tại trụ sở báo Tiền Phong 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội.

Ngành hàng không thế giới thiệt hại hơn 314 tỷ USD

Nhận định về cơ hội phục hồi sau dịch COVID -19 của du lịch Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ du lịch, ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Trong năm tháng qua, các doanh nghiệp ở đây như Vietnam Airlines, tập đoàn Sungroup, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Flamingo Redtours,... đã nói rất rõ ảnh hưởng và thiệt hại về du lịch.

Hàng không, du lịch Việt Nam hứng chịu khó khăn lịch sử do dịch COVID -19 ảnh 1 Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch

Trong 5 tháng, khách quốc tế đạt 3,7 triệu lượt giảm 54% so với năm ngoái còn lượng khách nội địa giảm 58% so với năm ngoái. 95% công ty lữ hành quốc tế nội địa dừng hoạt động trong thời điểm dịch diễn ra.

“Ngành du lịch đối diện cuộc khủng hỏang nghiêm trọng”- ông Phúc nhấn mạnh.

Cũng theo ông Phúc,  Bộ VHTT&DL đã phát động chương trình người Việt Nam du lịch việt Nam, giới thiệu sản phẩm kích cầu du lịch. Dự báo, ngành du lịch nội địa đã trở lại từ tháng này. Từ nay đến cuối năm, dự kiến khách nội địa đón khoảng 60-65triệu lượt trong năm 2020 Với quý III có thẻ đón khách quốc tế từ 6-8 triệu lượt khách. Quý IV có thể đón được 4-4,5 triệu lượt khách quốc tế.

Nói về những thiệt hại do dịch, cùng nỗ lực vượt khó của ngành hàng không, Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng Ban Tiếp thị & Bán sản phẩm của Vietnam Airlines cho rằng,  trong suốt thời gian qua, truyền thông nói nhiều và đầy đủ liên quan ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

“Đây đúng là đại dịch chưa từng có và ảnh hưởng sâu rộng toàn thế giới và tất cả các ngành kinh tế, nặng nề nhất là hàng không và du lịch. Hiệp hội quốc tế hàng không có đưa ra con số thiệt hại do đại dịch này. Con số hiệp hội này đưa ra thiệt hại của ngành hàng không lên tới 314 tỷ USD so với cùng kì năm 2019”- ông Minh chia sẻ.

Cũng theo ông Minh, nếu để ý trên truyền thông trên thế giới thì chúng ta thấy các hàng không của thế giới phải xin trợ giúp của chính phủ hoặc không thì phải của các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư khác. Có tới 90% cầu bay không hoạt động trong suốt đại dịch.

Hiện tại tình hình dịch bệnh Việt Nam khống chế sớm hơn các nước trên thế giới chứ Mỹ và Châu Âu vẫn đang rất khó khăn. Các hãng vẫn đang tìm mọi cách duy trì hoạt động. Khi các hãng không tìm được quỹ hỗ trợ của chính phủ thì tuyên bố phá sản. Các hãng lớn thì con số chính phủ hỗ trợ lên tới hàng tỉ USD.

Ông Minh cho rằng, Vietnam Airlines đã có kịch bản đánh giá là xấu nếu đại dịch ảnh hưởng lâu hơn đến quý III, quý IV. Riêng doanh số của Vietnam Airlines giảm tới 5.000 tỉ đồng so với năm 2019. Trong tháng 3, 4 có ngày chỉ khai thác 3 chuyến bay. VNA tuân thủ số chuyến bay khai thác theo điều hành của Chính phủ. Trong thời điểm đó, Vietnam Airlines đưa ra các dự báo về thị trường nội địa đến tháng 4 không phải cách ly xã hội nữa thì đã tăng cường chuyến bay nội địa.

Hàng không, du lịch Việt Nam hứng chịu khó khăn lịch sử do dịch COVID -19 ảnh 2

Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng Ban Tiếp thị & Bán sản phẩm của Vietnam Airlines. Ảnh: Minh Đức

Làm truyền thông lớn, không sẽ chậm nhịp?

Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng Ban Tiếp thị & Bán sản phẩm của Vietnam Airlines kiến nghị: Sau dịch COVID-19, chúng tôi thấy rằng, cần truyển tải thông điệp Việt Nam an toàn ra nước ngoài.

Tuy nhiên, theo ông Minh, cần lộ trình làm sớm, thông qua các kênh khác nhau, lan tỏa đến khách hàng, trên các phương tiện truyền thông trên thế giới để họ biết đến Việt Nam là điểm điến an toàn. Một khách hàng quốc tế thường cần thời gian tìm hiểu về điểm đến. Đặc biệt, sau đại dịch, khách hàng cần thời gian cân nhắc hơn.

“Nếu đại dịch an toàn rồi mới làm truyền thông ra nước ngoài là chúng ta có cảnh đẹp, giá hấp dẫn thì lúc đó bị chậm với nhịp việc đưa, đón khách nước ngoài đến với Việt Nam”- ông Minh nhấn mạnh.

Ông Minh cho rằng, Tổng cục Du lịch có thể góp ý với Bộ Ngoại giao, các cơ quan truyền thông để lan tỏa tinh thần này. Vietnam Airlines đã sẵn sàng nguồn lực để ngay chính Phủ mở cửa, chúng tôi có thể mở ngay các chuyến bay quốc tế. Hiện tại, hàng tuần, chúng tôi có chuyến bay 1 chiều sang Hàn Quốc.

“Chúng tôi đang từng bước nâng chất lượng sản phẩm, kể cả chuyến bay trục Hà Nội-Sài Gòn thực hiện chyến bay con thoi, 30 phút đến 1 tiếng là có thể đón chuyến bay đi Sài Gòn. Vietnam Airlines có khu vực riêng cho chuyến bay này. Sau đại dịch, chúng tôi tiếp tục sản phẩm này. Khách hàng đến trước 1h khởi hành lên website vẫn đặt được chuyến”- ông Minh chia sẻ.

Mặt khác, theo ông Minh,  Vietnam Airlines sẽ liên kết với các khách sạn, công ty tạo ra các sản phẩm đa dạng, cố gắng đưa ra nhiều sản phẩm đáp ứng được nhiều phân khúc trên thị trường, tạo ra nhiều lựa chọn cho khách hàng. Điều này chúng ta vượt qua khó khăn và đón đầu ngay sau khi hết dịch sẽ đón lượng khách quốc tế vào.

Bà Trần Nguyện, Giám đốc kinh doanh của tập đoàn Sungroup: Thị trường nội địa là giải pháp cứu cánh cho du lịch Việt Nam

 Nói về chiến lược và chính sách cụ thể để đón sóng du khách nội địa trong đợt kích cầu nội địa lần này, bà Trần Nguyện, Giám đốc kinh doanh của tập đoàn Sungroup cho biết:

Giai đoạn này thị trường nội địa là giải pháp cứu cánh cho du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế suy giảm, người dân bị ảnh hưởng thu nhập nên cũng thắt chặt hầu bao hơn, ngành du lịch Việt Nam chỉ có thể phục hồi khi các doanh nghiệp cùng hợp tác với nhau để tạo nên những gói sản phẩm hấp dẫn về chất lượng dịch vụ và giá cả. Do vậy, Sungroup không chỉ chủ động đưa ra các chương trình kích cầu mà còn hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp khác trong ngành để cùng “kết bè vượt bão”, tạo nên những chương trình kích cầu có mức giá hấp dẫn ở Sa Pa, Đà Nẵng.

 
MỚI - NÓNG
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
TPO - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có chỉ đạo tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố. Trong đó, yêu cầu kịp thời thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...