Hàng không phục vụ khách khuyết tật bằng cách bế, cõng

Máy bay của Vietjet Air đón khách tại sân bay quốc tế Nội Bài. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Máy bay của Vietjet Air đón khách tại sân bay quốc tế Nội Bài. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
TP - Việc Hãng Hàng không VietJet từ chối phục vụ hành khách khuyết tật hé lộ nhiều vấn đề, hạ tầng sân bay yếu kém; nhân viên hàng không phải bế, cõng người khuyết tật…

Liên quan đến việc Hãng Hàng không VietJet từ chối hành khách Nguyễn Thị Vân trên chuyến bay Đà Nẵng đi Hà Nội hôm 2/4, dù Cục Hàng không đã xử phạt, nhưng Bộ GTVT vẫn yêu cầu hãng này tiếp tục báo cáo.

Đại diện VietJet cho hay, hãng này đã tiến hành tổ chức bình giảng và rút kinh nghiệm, kỷ luật nhân viên liên quan đến vụ việc và đã có thư chính thức xin lỗi chị Vân.

Trao đổi với PV Tiền Phong, Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh cho hay, điều lệ của hãng quy định khách là người khuyết tật phải thông báo trước; đó là thông lệ của nhiều hãng, khách hàng cũng nên nắm bắt. Tuy nhiên, khi hành khách lỡ không thông báo, thông thường các hãng nên tạo điều kiện để cho khách bay được.

Cõng khách - không đủ chuẩn vẫn phải làm

Theo quy định của Bộ GTVT, doanh nghiệp (DN) cung ứng dịch vụ kỹ thuật mặt đất tại cảng hàng không phải có xe nâng cho khách sử dụng xe lăn lên tàu bay. Tuy nhiên, hiện chỉ có 5 sân bay (Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc và Liên Khương) trang bị. Chính vì vậy, nhiều trường hợp, nhân viên các hãng hàng không phải trực tiếp bế, cõng hành khách là người khuyết tật xuống thang bộ.

“Do thiếu xe nâng tại các sân bay nên các hãng khắc phục bằng cách bế, cõng khách khuyết tật. Việc bế, cõng không phải là dịch vụ hàng không tiêu chuẩn nhưng thực tế vẫn diễn ra”.

Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh

Trong khi đó, việc bế, cõng như vậy không được ngành hàng không đồng ý.

Hiện, chi phí vận chuyển bằng xe nâng cho hành khách đều được các hãng miễn phí cho người khuyết tật với mức 330 – 500 nghìn đồng/lần. Chi phí lớn, có hãng đề nghị Tổng Cty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), các DN phục vụ mặt đất chia sẻ, giảm phí nhưng không được đáp ứng.

Hiện ACV đã lập kế hoạch trang bị xe nâng và các hạ tầng thiết yếu khác để phục vụ người khuyết tật, nhưng chậm triển khai. Ông Lại Xuân Thanh cho hay, qua vụ việc của hành khách Vân, Cục sẽ yêu cầu ACV sớm hoàn thành. Về giá dịch vụ xe nâng, ông Thanh cho biết, các công ty dịch vụ mặt đất báo cáo chỉ tính đúng chi phí bỏ ra, không thu lời. “Tuy nhiên, trước yêu cầu của các hãng hàng không, Cục sẽ làm việc với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không chia sẻ khó khăn” – ông Thanh hứa.

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.