Hàng mây tre chưa xứng với tiềm năng

Sản phẩm mỹ nghệ mây tre đang thiếu nguyên liệu. Ảnh: Phạm Anh
Sản phẩm mỹ nghệ mây tre đang thiếu nguyên liệu. Ảnh: Phạm Anh
TP - Tại hội thảo phát triển ngành mây tre do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 22-11, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, hiện cả nước có khoảng 1,4 triệu ha rừng tre, chiếm khoảng 10,5% diện tích rừng toàn quốc, gồm 6.250 triệu cây tre tự nhiên và trồng.
Sản phẩm mỹ nghệ mây tre đang thiếu nguyên liệu. Ảnh: Phạm Anh
Sản phẩm mỹ nghệ mây tre đang thiếu nguyên liệu. Ảnh: Phạm Anh.

“Với diện tích tre đó, Việt Nam đủ nguyên liệu cho sản xuất. Tuy nhiên, do cách làm của các địa phương rời rạc, phân tán nên cuối cùng, nguyên liệu vẫn không đủ. Với 1.000 doanh nghiệp quan tâm đến sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, và trên 700 làng nghề làm mây tre đan, nhưng đi đến đâu, tôi cũng nghe các làng nghề, doanh nghiệp nào kêu thiếu nguyên liệu.

Hơn nữa, chính sách phát triển tre để làm vùng nguyên liệu chưa có, mà chủ yếu trồng để làm vật liệu cho ngành xây dựng, nên hiệu quả rất thấp, người dân không hào hứng. Chẳng hạn, ở miền Bắc, giá chỉ 50-70 nghìn đồng/cây tre, còn ở miền Nam cao hơn, khoảng 100-140 nghìn đồng/cây, nhưng ở các nước cao gấp 5, 7 lần” - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hồ Xuân Hùng nói.

Ông Nguyễn Văn Đô, Giám đốc Cty TNHH Phú Đô, một trong những hộ xuất khẩu lớn nhất làng nghề mây tre đan cổ truyền Phú Vinh (trên 30 tỷ đồng, ở Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, không phải lúc nào nguồn nguyên liệu cũng ổn định.

Ông Đô cho rằng, “Doanh nghiệp làng nghề, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu vốn, nên việc đầu tư cho vùng nguyên liệu là không có, dẫn đến thiếu bền vững. Nguyên liệu thường phụ thuộc vào giá trôi nổi trên thị trường, nên khi khan hiếm, thường bị ép giá. Hiện, tôi thường lấy tre ở Thanh Hóa, Yên Bái; mây ở Thái Bình, Phú Thọ; song từ Quảng Nam”.

Còn theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nguyên liệu tre chúng ta không phải nhập, nhưng giống tre của Việt Nam có tỷ lệ sử dụng rất thấp. “Hiện nay, giống tre của Trung Quốc đốt dài, thân dày họ tận dụng được tới 90%, còn Việt Nam chỉ khoảng 35-40%. Loại tre có tỷ lệ sử dụng cao ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% diện tích. Còn cây song, gần như phải nhập khẩu hoàn toàn, trong khi diện tích cây mây còn hạn chế” – ông Quyền nói.

Để có chính sách nhất quán phát triển ngành mây tre, Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng khẳng định tới đây Bộ sẽ tham mưu để Chính phủ ra quy hoạch quốc gia vùng nguyên liệu mây tre. Tiến đến, sẽ có một cơ quan (có thể là Viện phát triển ngành- PV) tập trung nghiên cứu giống để tuyển ra một bộ giống tốt nhất, đưa về các địa phương. Cùng với quy hoạch là các chính sách về tín dụng, đất đai đi kèm để khuyến khích người dân đầu tư vào cây mây, tre, song”. Bài toán của Việt Nam là phải tổ chức được thị trường gắn với vùng nguyên liệu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".