Hiểm nguy chẻ đá mưu sinh
Nghề chẻ đá không yêu cầu bằng cấp nhưng đòi hỏi người làm nghề phải có sức khỏe tốt, dẻo dai, và tính kiên nhẫn. Bởi lẽ, những người làm nghề này phải luôn đối mặt với bệnh tật, hiểm nguy rình rập…
Ở Quảng Trị, đá tập trung nhiều ở vùng đất đỏ ba zan miền Tây huyện Gio Linh. Các xã có đá nhiều như Gio Bình, Gio An, Hải Thái, Gio Sơn… Đá nằm lổm nhổm trên mặt đất khiến việc canh tác của nông dân gặp nhiều khó khăn, nhiều diện tích đất đành bỏ hoang.
Vì vậy, vào những ngày mùa màng xong xuôi, rãnh rỗi thì nông dân nơi đây sẽ làm nghề chẻ đá, đem bán để kiếm thêm thu nhập. Hơn nữa, sau khi đá được múc lên khỏi mặt đất, nông dân sẽ có thêm diện tích đất để canh tác, trồng hoa màu.
Trước đây, thợ đá phải dùng cuốc, xẻng, xà beng để đào lấy những khối đá to, có khi nặng đến hàng tấn nằm lổm nhổm trên mặt đất rồi mới chẻ nhỏ ra được. Còn nay họ đỡ vất vả và làm nhanh hơn vì đa số dùng máy múc đất thay bằng đào tay. Tuy vậy, tính chất nguy hiểm, cực nhọc của những "phu đá" vẫn không hề thay đổi.
Có nhiều người đã bị thương, thậm chí bỏ mạng vì nghề này. Tuy nhiên, để mưu sinh, họ vẫn phải chấp nhận làm công việc nặng nhọc này. Và cũng từ nghề này, nhiều ông bố, bà mẹ đã nuôi con cái của mình ăn học đàng hoàng.











Theo Dân Việt
Cùng chuyên mục

Quản trị rủi ro biến động giá cà phê bằng sản phẩm phái sinh hàng hóa của VietinBank

BSR sản xuất và xuất bán sản phẩm hạt nhựa mới T3045

8/11 mẫu cá tầm có dấu hiệu nhập lậu: Tổng cục Hải quan chỉ đạo kiểm soát ra sao?

Đưa Yến Sào Cần Giờ vươn xa

Vươn khơi đầu năm, ngư dân phấn khởi trúng đậm tôm, cá

Thị trường 25/2: Dịch vụ cúng rằm tháng Giêng sôi động, người Hà Nội 'săn' hoa lê trắng

Cỗ Rằm tháng Giêng, dịch vụ đồng loạt giảm giá vì COVID-19
