T&T Group:

Hoàn chỉnh hệ sinh thái đa ngành, đa lĩnh thế nào sau 25 năm?

TP - Xuất thân từ một công ty chuyên phân phối các sản phẩm điện tử nhập khẩu từ Nhật Bản những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ trước, sau 25 năm, T&T Group đã trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, nằm trong top các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Từ điện tử, điện lạnh đến đầu tư tài chính
Không nhiều người biết rằng, tiền thân của T&T Group vững mạnh ngày nay là một doanh nghiệp nhỏ được thành lập vào năm 1993. Thời đó, công ty chuyên phân phối sản phẩm điện, tử điện lạnh của các thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản như National, Panasonic, Mitsubishi, Toshiba… Dù phát triển khá rực rỡ, nhưng đến năm 1998, hoạt động kinh doanh T&T bắt đầu đi xuống, bởi sản phẩm nhập khẩu chính ngạch của doanh nghiệp này (nộp thuế đầy đủ tới 60%), không cạnh tranh nổi với hàng nhập lậu trốn thuế.
Hoàn chỉnh hệ sinh thái đa ngành, đa lĩnh thế nào sau 25 năm? ảnh 1 Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn Bouygues của Pháp ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về Dự án Đường sắt đô thị số 3 dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron tại cung điện Elysees
Sau khoảng thời gian rơi vào khủng hoảng, đầu năm 2000, T&T mạnh dạn  chuyển hướng, với quyết định táo bạo đầu tư 300 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất động cơ, phụ tùng xe máy quy mô lớn nhất Việt Nam. Mỗi năm, T&T trung bình tung ra thị trường khoảng 700.000 xe gắn máy, trong đó 80% tiêu thụ trong nước và 20% xuất khẩu sang châu Phi và Nam Mỹ. Từ thành công trong lĩnh vực xe gắn máy, đến năm 2005, T&T bắt đầu tham gia lĩnh vực tài chính, ngân hàng với việc đầu tư và trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Đến nay, SHB là 1 trong 5 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 286.904 tỷ đồng; vốn điều lệ hơn 12.036 tỷ đồng…  Cũng không lâu sau đó, T&T đầu tư sáng lập và trở thành cổ đông chiến lược của hai định chế tài chính lớn là CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH).  Hoàn thiện các mảnh ghép bằng cuộc chơi quốc tế

Để mở rộng hệ sinh thái ngành nghề, từ năm 2007, T&T Group chính thức gia nhập thị trường bất động sản (BĐS). Đến nay, T&T Group đã có nhiều dự án BĐS trên khắp cả nước với các loại hình: căn hộ, nhà ở thương mại & khu đô thị; khách sạn, khu nghỉ dưỡng; văn phòng cho thuê & trung tâm thương mại…
Những mảnh ghép tiếp theo của hệ sinh thái T&T Group là cơ sở hạ tầng giao thông – cảng biển, năng lượng tái tạo, nông lâm sản sạch và bán lẻ. Đầu năm 2018, Tập đoàn T&T gây bất ngờ khi ký biên bản hợp tác đầu tư 2 dự án “bom tấn” với Tập đoàn Bouygues của Pháp: dự án xây dựng, cải tạo SVĐ Hàng Đẫy (Hà Nội) tổng vốn đầu tư 250 triệu Euro; dự án đầu tư đường sắt đô thị số 3 tại Hà Nội tổng vốn đầu tư 1,4 tỉ Euro.  Còn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, T&T đang hợp tác với các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản để đầu tư dây chuyền sản xuất điện rác, điện mặt trời. Ở lĩnh vực nông sản, tháng 3/2018, T&T Group đã chính thức cho ra mắt thương hiệu nông sản sạch T.Vita, cải tiến phương thức làm nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.  Sau 25 năm hoạt động, đến nay T&T Group đã dần xây dựng được một hệ sinh thái đa ngành, đa lĩnh vực, với định hướng bước ra sân chơi quốc tế bằng việc bắt tay với những tập đoàn lớn trên thế giới. Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc T&T Group chia sẻ: “Hợp tác với tập đoàn nước ngoài lợi nhuận sẽ ít đi, nhưng đất nước sẽ có thêm nhiều dự án lớn bền vững, chất lượng xứng tầm thế giới. Với doanh nghiệp, cái được là kinh nghiệm quản trị, năng lực điều hành chuyên nghiệp sẽ được tích lũy. Đây là con đường phát triển ngắn nhất, nhanh nhất nhưng cũng bền vững và hiệu quả nhất mà chúng tôi đang theo đuổi”.
MỚI - NÓNG
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo giải quyết kiến nghị về sổ đỏ của 500 hộ dân Sóc Sơn
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo giải quyết kiến nghị về sổ đỏ của 500 hộ dân Sóc Sơn
TPO - Về việc 500 hộ gia đình có nhu cầu cấp chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng nhiều năm chưa thể thực hiện do vướng điều chỉnh quy hoạch Sân bay Nội Bài, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát lại các quy định, sớm giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.