Hoàn tất phương án giảm giá điện, hỗ trợ trong 3 tháng

Theo Cục Điều tiết Điện lực, người dân dùng trên 300 kWh/tháng, được hỗ trợ tiền điện tối đa 62.560 đồng/tháng
Theo Cục Điều tiết Điện lực, người dân dùng trên 300 kWh/tháng, được hỗ trợ tiền điện tối đa 62.560 đồng/tháng
TPO - Ngày 12/4, trao đổi với Tiền Phong, một lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho hay, Bộ đã hoàn tất các phương án giảm giá điện và giảm tiền điện với thời gian hỗ trợ trong 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6/2020) để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, với khách hàng sản xuất và kinh doanh, Bộ Công Thương đề xuất giảm giá bán lẻ điện vào tất cả các khung giá giờ cao điểm, giờ bình thường và giờ thấp điểm với mức giảm 10% so với đơn giá hiện hành với tổng số tiền hỗ trợ khoảng 6.100 tỷ đồng.

Đối với nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, Bộ đề xuất giảm giá 10% giá bán lẻ điện cho các bậc thang sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4 (dưới 300 kWh tháng) được qui định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT. Theo số liệu thống kê của EVN, các khách hàng sử dụng điện dưới 300 kWh/tháng đa phần là người lao động, công chức, viên chức, công nhân và người làm công ăn lương.

“Với mức hỗ trợ 10%, khách hàng sử dụng điện ở mức 100 kWh/tháng được hỗ trợ khoảng 17.000 đồng/tháng. Tương tự ở mức 200 kWh/tháng được hỗ trợ trên 37.000 đồng/tháng. Các khách hàng sử dụng trên 300 kWh/tháng được hỗ trợ là 62.560 đồng/tháng. Tổng số tiền ước tính hỗ trợ giảm cho các khách hàng sinh hoạt ước khoảng 2.900 tỷ đồng”, đại diện Cục Điều tiết Điện lực cho hay.

Như vậy, với thời gian hỗ trợ trong 3 tháng, tổng tiền điện mà Nhà nước hỗ trợ cho người dân/hộ gia đình là 187.680 đồng.

Đối với các cơ sở lưu trú du lịch, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh giá giảm từ mức giá áp cho khách hàng kinh doanh dịch vụ xuống bằng giá áp cho các hộ sản xuất với tổng số tiền ước khoảng 1.800 tỷ đồng.

Với các cơ sở đã được sử dụng để trực tiếp tham gia cách ly, khám bệnh và điều trị cho người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm virus Sars Cov-2, Bộ Công Thương cũng đề xuất cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam được giảm tiền điện trực tiếp từ 20% đến 100% tiền điện với tổng số tiền điện giảm trực tiếp ước khoảng 100 tỷ đồng.

“Khác với việc giảm giá điện nêu trên được áp dụng cho tất cả các khách hàng sử dụng điện sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và các cơ sở lưu trú du lịch, việc giảm tiền điện sẽ chỉ áp dụng cho  các cơ sở thuộc danh sách do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập hàng tháng gửi cho ngành điện triển khai việc giảm giá điện”, Cục Điều tiết Điện lực cho hay.

Trong quá trình triển khai, Bộ Công Thương sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát các đơn vị điện lực thực hiện đúng các chỉ đạo của Chính phủ về giảm giá điện, giảm tiền điện, đảm bảo đúng đối tượng, thời gian, qua đó góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân  bị tác động của dịch.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.