Hoàn thành kiểm định các đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông
TPO - Tin từ Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) cho biết, đơn vị này đã thực hiện xong và cấp kiểm định chính thức cho 13 đoàn tàu và hạng mục liên quan của đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội).

Tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử: Tư vấn Pháp lưu ý tổng thầu Trung Quốc
Tàu Cát Linh - Hà Đông 'lăn bánh' ra sao sau 3 ngày đầu chạy tổng thể?
9 đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông đồng loạt chạy thử
Gia hạn thời gian hoàn thành đường sắt Cát Linh - Hà Đông đến 3/2021
Dự kiến, cuối tuần này chạy thử đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông
Theo đó, trong năm 2020, đơn vị kiểm định đường sắt của Cục Đăng kiểm Việt Nam đã thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho 13 đoàn tàu điện của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Đây là cơ sở để đảm bảo các đoàn tàu thực hiện vận hành thử nghiệm đánh giá an toàn hệ thống trước khi nghiệm thu đưa vào vận hành thương mại.
Giấy chứng nhận kiểm định chính thức được cấp cho các đoàn tàu dự án này vào tháng 9 vừa qua.
Theo Cục Đăng kiểm, việc kiểm tra các đoàn tàu của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được thực hiện theo quy chuẩn quốc gia về kiểm tra, nghiệm thu toa xe sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu. Việc kiểm định thực hiện với 23 hạng mục ở trạng thái tĩnh và có cấp điện, kiểm tra vận hành trên tuyến.
Nội dung kiểm tra gồm thực tế tổng thành thiết bị, linh kiện từng đoàn tàu (ở trạng thái tĩnh, chuyển động) và đối chiếu với hồ sơ thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật phương tiện đường sắt nhập khẩu. Sau khi hoàn thành kiểm tra, phương tiện đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định để đưa vào lưu hành.
Ngoài các đoàn tàu, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông nói riêng và các tuyến đường sắt đô thị xây mới nói chung đều phải trải qua khâu đánh giá và được cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống mới được đưa vào vận hành thương mại. Với dự án đường sắt đô thị này, đơn vị được thuê đánh giá an toàn hệ thống là tư vấn tới từ Pháp.
Sau khi tư vấn của Pháp có kết quả đánh giá an toàn hệ thống, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ thẩm định, cấp giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống trước khi dự án đi vào khai thác.
Các nội dung đánh giá an toàn gồm: độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hệ thống phương tiện, tín hiệu điều khiển chạy tàu, cung cấp điện sức kéo, cửa chắn ke ga (nếu có); Phương án sơ tán hành khách trong trường hợp khẩn cấp, trên cầu cạn (hoặc đường hầm), nhà ga; kiểm soát khói, thoát nhiệt, thông gió trong đường hầm; đánh giá tương thích điện từ; tích hợp hệ thống; thử nghiệm vận hành, chạy thử hệ thống; hệ thống quản lý an toàn vận hành.
Từ ngày 12/12/2020, dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông thực hiện chạy thử 20 ngày để tư vấn độc lập của Pháp đánh giá an toàn hệ thống.
Giấy chứng nhận kiểm định chính thức được cấp cho các đoàn tàu dự án này vào tháng 9 vừa qua.
Theo Cục Đăng kiểm, việc kiểm tra các đoàn tàu của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được thực hiện theo quy chuẩn quốc gia về kiểm tra, nghiệm thu toa xe sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu. Việc kiểm định thực hiện với 23 hạng mục ở trạng thái tĩnh và có cấp điện, kiểm tra vận hành trên tuyến.
Nội dung kiểm tra gồm thực tế tổng thành thiết bị, linh kiện từng đoàn tàu (ở trạng thái tĩnh, chuyển động) và đối chiếu với hồ sơ thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật phương tiện đường sắt nhập khẩu. Sau khi hoàn thành kiểm tra, phương tiện đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định để đưa vào lưu hành.
Ngoài các đoàn tàu, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông nói riêng và các tuyến đường sắt đô thị xây mới nói chung đều phải trải qua khâu đánh giá và được cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống mới được đưa vào vận hành thương mại. Với dự án đường sắt đô thị này, đơn vị được thuê đánh giá an toàn hệ thống là tư vấn tới từ Pháp.
Sau khi tư vấn của Pháp có kết quả đánh giá an toàn hệ thống, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ thẩm định, cấp giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống trước khi dự án đi vào khai thác.
Các nội dung đánh giá an toàn gồm: độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hệ thống phương tiện, tín hiệu điều khiển chạy tàu, cung cấp điện sức kéo, cửa chắn ke ga (nếu có); Phương án sơ tán hành khách trong trường hợp khẩn cấp, trên cầu cạn (hoặc đường hầm), nhà ga; kiểm soát khói, thoát nhiệt, thông gió trong đường hầm; đánh giá tương thích điện từ; tích hợp hệ thống; thử nghiệm vận hành, chạy thử hệ thống; hệ thống quản lý an toàn vận hành.
Từ ngày 12/12/2020, dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông thực hiện chạy thử 20 ngày để tư vấn độc lập của Pháp đánh giá an toàn hệ thống.
Cùng chuyên mục

Mỗi ngày, TPHCM thu về ngân sách 2.900 tỷ đồng

Thị trường ngày 2/3: Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 2 giảm 99%

DOJI tung ưu đãi 15% cùng cơ hội trúng vàng 999.9 dịp 8/3

57 dự án trọng điểm thu hút đầu tư của Đà Nẵng từ nay đến 2025

Cục thuế TPHCM ra 22 quyết định cưỡng chế thuế với Thuduc House

Sau vụ cháu bé rơi từ tầng 12A: Yêu cầu rà soát an toàn chung cư

Có nên hoàn vé chỉ vì sợ dịch?
