Hơn 10 nghìn người có cơ hội

Vui mừng bắt tay người thân khi về đến quê hương. Ảnh: Hữu Việt
Vui mừng bắt tay người thân khi về đến quê hương. Ảnh: Hữu Việt
TP - Thủ tướng vừa cho phép Bộ LĐ-TB&XH thí điểm đưa lao động trở lại Libya làm việc. Nếu Libya thực sự mở cửa trở lại, ít nhất cũng phải cần tới hơn 10 nghìn lao động Việt Nam. Công ty nào thí điểm, tính an toàn ra sao?

> Thí điểm đưa lao động Việt Nam trở lại Libya làm việc

Vui mừng bắt tay người thân khi về đến quê hương. Ảnh: Hữu Việt
Vui mừng bắt tay người thân khi về đến quê hương. Ảnh: Hữu Việt.
 

Tháng 6 này, cửa vào Libya sẽ rộng mở?

Để chuẩn bị cho việc thí điểm đưa lao động quay trở lại Libya, Bộ LĐ-TB&XH vừa cử đoàn cán bộ sang làm việc với Bộ Lao động và An sinh xã hội Thổ Nhĩ Kỳ - đối tác lớn nhất của Việt Nam tại Libya. Theo tin từ Cơ quan tuyển dụng lao động Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các doanh nghiệp và nhà thầu nước này (đã từng tiếp nhận lao động Việt Nam), họ sẽ sớm đưa lao động Việt Nam quay trở lại Libya làm việc.

“Khoảng tháng 6-2012, khi việc đàm phán nhận thầu xây dựng tại Lybia hoàn tất, lao động Việt Nam sẽ được đưa sang làm việc tại các dự án của Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya”- một lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cho biết.

Theo vị lãnh đạo này, trước thời điểm xảy ra khủng hoảng tại Libya, các doanh nghiệp xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động rất mạnh ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Họ có nhu cầu tuyển dụng rất lớn lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động Việt Nam. Vì thế, đã có 6 doanh nghiệp Việt Nam (Sona, Vinaconexmec, VTC Corp, Airseco, Vitech, Inlaco) ký hợp tác với 14 doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ để đưa lao động sang làm việc tại Lybia.

Theo Cục trưởng Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Ngọc Quỳnh, Libya đang dần ổn định chính trị và bắt đầu giai đoạn tái thiết đất nước là cơ hội lớn cho lao động Việt Nam trở lại làm việc. Tuy nhiên, để thí điểm đưa lao động trở lại nước này phải thận trọng. Vì thế, Cục đã giao cho một đơn vị trực thuộc bộ là Cty Cung ứng Nhân lực Quốc tế và Thương mại (Sona) triển khai thí điểm.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, ngoài nhu cầu lao động có tay nghề, Libya còn tiếp nhận cả lao động phổ thông. Lương cơ bản của đối tượng này khi làm việc tại Libya là 5 triệu đồng/tháng; lao động có nghề là 7 triệu đồng/tháng.

 

Theo ông Quỳnh, trước mắt, sẽ đưa 8 lao động sang phục vụ cho văn phòng Tập đoàn Man (Đức), đóng tại Thủ đô Tripoli (Libya). Công ty này có nhiều dự án đầu tư tại Libya, vừa mở văn phòng trở lại để tiếp tục triển khai các dự án bị ngưng trệ do khủng hoảng chính trị. Tám lao động trên đã từng làm việc cho công ty này với mức lương khoảng 400 euro/tháng (hơn 10 triệu đồng). “Đây là công ty đã hợp tác với Sona suốt gần 20 năm và tiếp nhận rất nhiều lao động Việt Nam” - ông Quỳnh nói.

Chủ tịch Cty Sona Đoàn Đại Thành cho biết, 8 lao động trên đã có visa và sẽ xuất cảnh vào ngày 22-2. Theo ông Thành, từ năm 1994, Sona đã cung cấp lao động cho tập đoàn này. Trước khi xảy ra nội chiến ở Libya, trung bình mỗi năm, Tập đoàn Man tiếp nhận khoảng vài trăm lao động từ Sona. Làm việc cho Man, người lao động được nhận mức lương cơ bản khá cao, khoảng 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, người lao động còn được làm thêm giờ nên thu nhập khá cao.

“Hiện, Sona có 10 đối tác (chủ yếu là các tập đoàn lớn đến từ châu Âu) có nhiều dự án đang triển khai dang dở tại Libya vì nội chiến. Khi họ quay trở lại thực hiện dự án, chắc chắn sẽ cần một lượng lao động rất lớn” - ông Thành nói.

Theo dự đoán của ông Thành, nếu Libya thực sự mở cửa trở lại, ít nhất Libya cũng phải cần hơn 10 nghìn lao động Việt Nam. “Trường hợp, các nhà thầu triển khai thêm dự án mới, nhu cầu sẽ lớn hơn con số 10 nghìn là chắc chắn” - ông Thành khẳng định.

Phải đảm bảo lao động an toàn tuyệt đối

Về việc đảm bảo an toàn cho lao động khi quay lại Libya, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết, Bộ LĐ-TB&XH đã xem xét kỹ hợp đồng, trong đó yêu cầu doanh nghiệp môi giới phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lao động.

Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH còn có thư gửi đối tác nước ngoài là phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để lao động Việt Nam làm việc ổn định. Đặc biệt, phải được bảo đảm an toàn tuyệt đối về tính mạng khi làm việc tại Libya.

Đón nhận thông tin trên, đông đảo người lao động bày tỏ nỗi vui mừng, đặc biệt là các lao động phải về nước trước hạn khi Libya xảy ra nội chiến. Anh Đoàn Luận (Ứng Hoà, Hà Nội), một lao động từng được Cty VTC Corp đưa sang Libya làm việc cho biết, việc phải về nước trước hạn là điều rất đáng tiếc. Thực tế, thu nhập khi làm việc tại Libya khá ổn định.

“Lao động phổ thông nhưng được chủ sử dụng trả lương cơ bản hơn 5 triệu đồng/tháng. Cộng với tiền làm thêm giờ, có tháng thu nhập gần 8 triệu đồng”, anh Luận nói. Anh Đỗ Tin, quê Nam Sách (Hải Dương)- từng được Cty Vinaconemmec đưa sang Libya làm việc với thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng cũng rất phấn khởi trước tin có thể được quay lại Libya làm việc.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.