Họp tăng lương tối thiểu vùng: Hội đồng 'mỗi người một ý'?

Với việc tăng lương, dự báo sẽ có đợt tăng giá mới đang chờ phía trước.
Với việc tăng lương, dự báo sẽ có đợt tăng giá mới đang chờ phía trước.
TPO - Chiều nay (9/7), Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ nhóm họp phiên đầu tiên bàn thảo về mức lương tối thiểu vùng năm 2019. Nhưng tới nay, quan điểm các bên chính tham gia Hội đồng vẫn còn “một trời một vực”.

Theo một thành viên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐ VN) – đại diện người lao động trong Hội đồng tiền lương Quốc gia, đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 là từ 7,5 - 8 % so với mức lương tối thiểu vùng năm 2018.

Đề xuất của Tổng LĐLĐ VN dựa trên những khảo sát mới nhất về đời sống người lao động, khi mức lương hiện mới đáp ứng 90 – 92% nhu cầu sống tối thiểu.

Trong khi đó, đại diện giới chủ sử dụng lao động trong Hội đồng là Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiếp tục đưa ra quan điểm năm tới chưa nên tăng lương tối thiểu. Đại diện giới chủ cho rằng, hiện doanh nghiệp còn khó khăn, lạm phát thấp, năng suất lao động chưa được cải thiện nhiều...

Do đó, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao tính cạnh tranh, VCCI đề xuất chưa nên tăng lương năm tới.

Trước thềm phiên họp của Hội đồng tiền lương Quốc gia, một số chuyên gia lao động dự đoán mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 sẽ từ 6 – 7% so với lương đang áp dụng năm 2018.

Từ năm 2012, theo quy định của Bộ Luật Lao động, Hội đồng Tiền lương Quốc gia được thành lập và có nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu tới Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng hàng năm. Thành phần Hội đồng tiền lương Quốc gia gồm: Đại diện Bộ LĐ-TB&XH, Tổng LĐLĐ Việt Nam, VCCI, Liên minh Hợp tác xã, chuyên gia độc lập… 
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.