IMF : TTCK Việt Nam đối mặt với khá nhiều rủi ro

IMF : TTCK Việt Nam đối mặt với khá nhiều rủi ro
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa chính thức công bố bản đánh giá và khuyến nghị của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) liên quan đến phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

Với việc TTCK bùng nổ, IMF cho rằng cho khá nhiều rủi ro mà Việt Nam đang phải đối mặt. Đó là: Việc cho vay mua chứng khoán của ngân hàng không được kiểm tra và luồng vốn đầu tư gián tiếp ngày càng tăng tiếp tục làm bùng nổ TTCK làm tăng rủi ro liên quan đến TTCK của NHTM và tăng khả năng TTCK có sự điều chỉnh lớn trong thời gian tới.

Theo đó, một số cổ phiếu chủ chốt của TTCK này đang có hệ số giá/lợi nhuận (P/E) rất cao so với hầu hết các chuẩn mực thị trường khác.

Theo ước tính của IMF hệ số P/E trung bình của 20 công ty lớn nhất (chiếm 99% vốn hóa của thị trường) niêm yết trên TTGDCK TP.HCM là khoảng 73 lần tính đến tháng 1/2007. Mặc dù việc xuất hiện những đợt tăng giá chứng khoán nhanh và tăng hệ số P/E là hiện tượng phổ biến trên thị trường mới nổi đang phát triển nhanh nhưng vẫn rất cao so với hầu hết các chuẩn mực thị trường khác. Bảng dưới đây cho thấy điều này.

IMF : TTCK Việt Nam đối mặt với khá nhiều rủi ro ảnh 1
IMF : TTCK Việt Nam đối mặt với khá nhiều rủi ro ảnh 2

Theo IMF, TTCK Việt Nam đã phát triển chưa từng có trong năm 2006 cả về số lượng công ty niêm yết và chỉ số chứng khoán. Thị trường vẫn tiếp tục diễn biến sôi động vào những tháng đầu năm 2007. Điều này là do tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam được tiếp tục đánh giá khả quan và việc Việt Nam trở thành thành viên WTO đã thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tăng mạnh từ tháng 11/2006 và tiếp tục tăng trong thời gian tới nếu cơ hội đầu tư tại Việt Nam tăng lên.

Các nhà đầu tư trong nước, kể cả các ngân hàng trong nước và các công ty tài chính phi niêm yết rất có thể đã góp phần gây ra bùng nổ TTCK nhiều hơn là luồng vốn nước ngoài chảy vào.

Ngoài ra, cầu chứng khoán mạnh đã dẫn đến cổ phiếu bị định giá quá cao trong bối cảnh cung chứng khoán mới phát hành bị hạn chế. Một số yếu tố cơ bản khác có lẽ đã góp phần làm tăng mạnh định giá chứng khoán như:

Tốc độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu nhanh; những lợi ích hiệu quả thu được từ tự do hoá thương mại, cải cách thị trường sau khi gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tính minh bạch được cải thiện với việc bắt đầu áp dụng chế độ báo cáo tài chính của nhiều công ty.

Đối mặt với nhiều rủi ro

Với việc TTCK bùng nổ, IMF cho rằng cho khá nhiều rủi ro mà Việt Nam đang phải đối mặt. Đó là: Việc cho vay mua chứng khoán của ngân hàng không được kiểm tra và luồng vốn đầu tư gián tiếp ngày càng tăng tiếp tục làm bùng nổ TTCK làm tăng rủi ro liên quan đến TTCK của NHTM và tăng khả năng TTCK có sự điều chỉnh lớn trong thời gian tới.

Sự điều chỉnh có thể sẽ đe doạ đến khả năng thanh khoản của các NTHM thiếu vốn. Thậm chí, nếu NHTM đã tích luỹ rủi ro liên quan đến TTCK đủ lớn thì nguy cơ rất lớn.

Đối với tài chính đối ngoại, khó có thể duy trì mức thâm hụt cán cân vãng lai hợp lý trong trường hợp dòng vốn chảy vào dừng đột ngột hoặc bị đảo chiều (chảy ra). Hiện tại, luồng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào làm cán cân thanh toán thặng dư lớn nhưng cán cân vãng lai có thể trở lại trạng thái thâm hụt lớn trong thời gian tới khi nhu cầu nhập khẩu tăng do giảm thuế nhập khẩu sau khi gia nhập WTO.

Ngay cả khi giá chứng khoán tiếp tục ở xu thế tăng trong một thời gian tương đối dài thì luồng vốn chảy vào lớn có thể gây khó khăn cho việc thực thi chính sách tiền tệ và tỷ giá.

Phản hồi chính sách

Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước đã có những biện pháp đầu tiên. Ngày 19/01/07, NHNN đã ban hành QĐ số 03/2007 bổ sung và sửa đổi một số qui định về tỷ lệ an toàn đối với tổ chức tín dụng và hạn chế qui mô đối với các khoản cho vay mới của các ngân hàng để mua chứng khoán.

UBCKNN đã gửi 1 số công văn tới công ty chứng khoán và các nhà quản lý quỹ đầu tư đề nghị cung cấp thông tin về giao dịch chứng khoán gần đây và yêu cầu các văn phòng đại diện của các quỹ đầu tư nước ngoài đăng ký lại với UBCKNN. UBCKNN cũng thắt chặt thực thi những qui định liên quan đến tính minh bạch của thị trường và yêu cầu các công ty niêm yết cải thiện việc cung cấp thông tin tới công chúng chính xác và kịp thời.

Ngày 29/01/2007 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cho Bộ Tài chính, NHNN, UBCKNN tăng cường việc giám sát hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến TTCK, thắt chặt việc thực thi những qui định về TTCK và cải thiện thông tin tới công chúng đầu tư vào TTCK.

Những phản hồi chính sách của các nhà chức trách cho đến nay đã bao gồm những biện pháp thắt chặt quy định về thị trường chứng khoán và thanh tra giám sát, hạn chế những tác động xấu tới hệ thống ngân hàng từ thị trường chứng khoán.

Trong lĩnh vực chính sách tiền tệ và tỷ giá đang phối hợp chính sách tăng tích lũy dự trữ mạnh đi kèm với dung hòa vốn khả dụng và gần đây đã tiến một bước tới một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn. Phản hồi chính sách này nhìn chung là phù hợp.

Những lựa chọn chính sách trong thời gian tới

Theo IMF, để hạn chế những rủi ro phát sinh do bùng nổ TTCK, các nhà chức trách cần phải thắt chặt hơn nữa những biện pháp duy trì an toàn, đặc biệt là nên chuyển theo hướng tập trung vào quản lý rủi ro liên quan đến TTCK đối với các ngân hàng thương mại.

Về nguyên tắc, chỉ những ngân hàng có cơ chế quản lý rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng tốt, có cán bộ được đào tạo tốt mới được cấp phép tín dụng để mua chứng khoán hoặc chấp nhận những rủi ro khác liên quan đến TTCK. 

Bên cạnh đó, IMF còn đưa ra một số biện pháp chính sách khác như các chính sách tiền tệ và tỷ giá; các chính sách quản lý nợ và ngân sách…

Theo VietnamNet

MỚI - NÓNG