Jetstar Pacific đưa giá rẻ “phủ sóng” miền Trung, Tây Nguyên

Nhiều hành khách khu vực miền Trung bay cùng Jetstar Pacific
Nhiều hành khách khu vực miền Trung bay cùng Jetstar Pacific
TP - Lặng lẽ rồi dồn tổng lực, Jetstar Pacific (JPA) - Hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam đã tập trung nguồn lực mở rộng mạng bay đi/đến miền Trung và Tây Nguyên. Các đường bay này mang theo kế hoạch góp phần đưa miền Trung và Tây Nguyên “cất cánh” và cũng là bước tiến chiến lược của JPA sau quá trình tái cơ cấu toàn phần, kiên định với mô hình giá rẻ.

Dồn dập “đổ bộ”

Ngày 16/11/2015 là một dấu mốc quan trọng của người dân miền Trung và Tây Nguyên cũng như cả JPA khi hãng này công bố đồng thời 3 đường bay nội địa mới, nối giữa TPHCM - Đà Lạt (Lâm Đồng), Vinh (Nghệ An) - Cam Ranh (Khánh Hòa) và Hà Nội - Tuy Hòa (Phú Yên). Chuyến bay giữa TPHCM - Đà Lạt của JPA bắt đầu từ 15/12/2015, tần suất 1 chuyến/ngày. Đường bay Vinh - Cam Ranh sẽ có 3 chuyến/tuần vào các ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy. Đường bay giữa Hà Nội - Tuy Hòa bắt đầu khai thác từ 16/12/2015 với tần suất 4 chuyến/tuần vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu và chủ nhật.

Sự kiện trên đây được xem là cao trào của kế hoạch “đổ bộ” về miền Trung và Tây Nguyên của JPA từ đầu năm đến nay. Trước đó, vào ngày 01/02/2015, hai chiếc máy bay hiện đại Airbus A320 của JPA chở gần 360 hành khách cất cánh từ Sân bay Tân Sơn Nhất, một chiếc hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) trong khi một chiếc khác đáp xuống sân bay Phù Cát (Bình Định); chính thức đưa dịch vụ hàng không giá rẻ lên hai đường bay này. Sau chưa đầy 1 tháng,  JPA lại cất cánh, kết nối giữa Thanh Hóa - Buôn Ma Thuột và Hải Phòng - Buôn Ma Thuột. Trong tháng 5 và 6, hãng hàng không giá rẻ này tiếp tục góp mặt trên đường bay TP.HCM - Chu Lai, Hà Nội - Đà Lạt. Những ngày cuối tháng 10/2015, JPA khai trương liên tiếp các đường bay nối giữa Chu Lai (Quảng Nam) - Buôn Ma Thuột; Huế - Đà Lạt và TPHCM - Pleiku (Gia Lai).

Cùng Miền Trung- Tây Nguyên cất cánh

Hình ảnh những chuyến bay khai trương và sự quan tâm của người dân cho thấy JPA xuất hiện đúng lúc để phục vụ nhu cầu đi lại, làm việc, học tập hay thăm thân nhân của người dân khu vực miền Trung và Tây Nguyên, vốn trước đây phụ thuộc nhiều vào phương tiện đường bộ.

Việc lãnh đạo UBND các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các cơ quan chức năng luôn có mặt tại sân để tặng hoa, chào đón những hành khách đầu tiên trên chuyến bay khai trương của JPA mang theo một kỳ vọng thúc đẩy thu hút đầu tư mạnh mẽ cho khu vực này.

Tất nhiên, từ phía JPA, các đường bay liên tục mở đến hai khu vực này là một chiến lược được đánh giá khôn khéo khi lựa chọn thị trường mới để kích thích tăng trưởng. Trong đó, cách thức đưa một dịch vụ đi lại thuận lợi, hiện đại, an toàn như hàng không nhưng giá phải rẻ, kết hợp chiến lược thương hiệu kép cùng Vietnam Airlines (VNA) để “phủ sóng” mạng bay nội địa là một lựa chọn “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển thị trường bằng nỗ lực cung cấp giá vé rẻ hợp lý mỗi ngày, mang đến cho người dân cơ hội tiếp cận với phương tiện vận tải nhanh, an toàn. Đồng thời góp phần tăng trưởng du lịch của các địa phương và thu hút khách quốc tế đến khu vực miền Trung, Tây Nguyên thông qua mạng bay kết nối của Jetstar  Group trên 75 điểm đến 17 quốc gia” - ông Lê Hồng Hà, Tổng GĐ JPA lý giải thêm.

Những ngày đầu tháng 11/2015 vừa qua xuất hiện thông tin bất ngờ: VNA và Qantas họp kín và đưa ra kế hoạch phát triển đội máy bay từ 12 chiếc của JPA hiện nay lên 30 chiếc vào năm 2020. Ông Phạm Ngọc Minh - Tổng GĐ VNA cho hay: Sẽ đầu tư phát triển JPA theo mô hình hàng không giá rẻ có quy mô đủ lớn để cạnh tranh với các hãng hàng không giá rẻ khác; VNA tiếp tục cùng JPA thực hiện chiến lược thương hiệu kép (hàng không truyền thống và hàng không
giá rẻ - PV); xác lập mục tiêu duy trì thị phần của hai hãng trên thị trường nội địa ở mức 70%.

Năm 2015, JPA mở thêm 11 đường bay nội địa, 5 đường bay quốc tế mới tạo nên mạng đường bay mở rộng đến hầu hết các thành phố, điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Tính đến cuối 2015, JPA khai thác đội bay gồm 12 chiếc, trong đó 10 chiếc A320 và 2 máy bay A321, tăng 58% so với cùng kỳ.   

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).