Khi ngân hàng tìm đến nông dân

Dây chuyền vận chuyển gạo từ khi chế biến lên tới thuyền của DN Thành Tín Sóc Trăng.
Dây chuyền vận chuyển gạo từ khi chế biến lên tới thuyền của DN Thành Tín Sóc Trăng.
TP - Không còn nóng chuyện lãi suất cao, hay đòi cơ chế khoanh nợ vay vốn cho cá tra, cá basa, câu chuyện về tín dụng cho nông dân lần này tập trung nhiều vào việc phải làm sao để dòng vốn luân chuyển và đem lại hiệu quả thực sự cho vùng đồng bằng sông nước.

Ngày 5/11, tại Sóc Trăng đã diễn ra Hội thảo “Vai trò của ngân hàng trong việc tái cơ cấu nông nghiệp & xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL”. Phát biểu khai mạc Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết: Thời gian qua, ngành ngân hàng đã triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển; điều phối vốn từ nơi khác sang, có nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ; mạng lưới TCTD phát triển; Tuy nhiên sau thời gian dài khởi sắc tăng trưởng nông nghiệp bắt đầu xuống dần; tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn tồn tại; đòi hỏi phải tái cơ cấu nông nghiệp; “Hội thảo ngoài chia sẻ quyết tâm của ngành ngân hàng đối với tín dụng khu vực và vùng kinh tế ĐBSCL; còn đi sâu phân tích tác động chính sách tín dụng của NHNN đối với phát triển nông nghiệp ĐBSCL”- Phó Thống đốc Tú đề xuất.

Ngân hàng phải tìm đến DN đó là khẳng định của ông Phạm Thái Bình - Giám đốc Cty TNHH Trung An, đơn vị thành phố Cần Thơ chuyên ngành sản xuất kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo ông Bình, qua thực tế ông quan tâm đến hai vấn đề về liên kết canh tác sản xuất trồng lúa giữa DN và nông dân trong tiêu thụ lúa gạo; cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là quyết định 62 về “cánh đồng lớn”.

“3 năm lại đây, NHNN đã thực sự đồng hành với những cơ chế chính sách đó; tôi làm lúa gạo từ năm 1996 đến nay, dù rất nhiều ý kiến kêu tiếp cận vốn rất khó nhưng với ngành chúng tôi chưa phải là khó; dù chúng tôi chỉ là DN tư nhân. Mấy chục năm nay khi vay NH tôi không biết mặt lãnh đao NH nhưng giờ thì NH đã tìm đến DN” - ông Bình nói. Theo ông, dù hiện 3 NHTM cam kết cho DN này vay tới 1.000 tỷ đồng năm 2014 nhưng số dư nợ của DN hiện lên đến vài trăm tỷ; “Chúng tôi đang vay ngắn hạn lãi là 7%; 10% trung dài hạn, Nhưng đầu tư cho nông dân cần phải dài hạn”- Ông Bình kiến nghị .

Theo TS Võ Trí Thành- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư, đánh giá từ Nghị định 41 về tín dụng cho nông nghiệp thống kê cho thấy: tại ĐBSCL tín dụng tăng khoảng 2,5-2,6 lần từ 217 ngàn tỷ lên tới 441 ngàn tỷ; vấn đề đặt ra là được gì thực sự cho nông nghiệp? “Không chỉ là giảm nghèo; mà phải nhìn thẳng: giá trị gia tăng của nông nghiệp thấp đi trong khi tín dụng lại tăng. Vậy thực sự tín dụng có góp phần gia tăng sản lượng của nông nghiệp không; tăng sản luợng nhờ tín dụng hay là nhờ gì? Có một điểm này tôi thắc mắc, những năm gần đây DN chết nhiều; tín dụng vào ĐBSCL làm anh em chết đi hay tăng lên; làm cho họ sản xuất tốt hơn hay thế nào; NHNN đã đi hết “mẹo” tăng tín dụng. Đã đến lúc phải xem lại những mẹo đó và đẩy chất lên tầm cao hơn.

Cùng đó ông Thành lưu ý những vấn đề cần xem xét: “Vay tín chấp hay vay mức độ giảm thế chấp; cái nữa chúng ta nói nhiều nhưng chưa làm được đó là vấn đề bảo lãnh; bảo hiểm; lưu ý nữa là hiện bà con nông dân vẫn chưa tiếp cận được; tín dụng đen tín dụng ngầm vẫn phát triển ở ĐBSCL; bài toán là làm sao tín dụng chính thức thay thế được phi chính thức. 

“Tôi có một câu hỏi lớn: cơ cấu tín dụng quyết định hay chỉ tốc độ tăng tín dụng cho nông nghiệp (đang chiếm khoảng 20% tổng tăng tín dụng) quyết định; Theo tôi đừng nhìn vào thống kê số liệu chung chung”- ông Thành nói. 

TS Võ Hùng Dũng - Giám đốc VCCI Cần Thơ thì khẳng định vai trò của ngành NH trong tái cấu trúc nông nghiệp không phải bàn cãi nhiều; Hiện ngành nông nghiệp đang tích cực chuyển dịch, nợ xấu ĐBSCL khoảng 3%; Tỷ lệ huy động/cho vay tăng lên 81% tính đến tháng 9/2014 trong khi trước đó chỉ chiếm khoảng 40%. “Như vậy có thể nói, chính sách tín dụng của NH đã tác động? Thống đốc đã ghi dấu ấn mạnh trong điều hành kinh tế vỹ mô. Sắp tới chúng tôi kỳ vọng có sự thay đổi đột phá” - ông Dũng đề nghị.

Nói về kết quả, ông Võ Minh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN cho biết: Nhờ nguồn vốn tín dụng ngân hàng nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân, trang trại, gia trại tại vùng ĐBSCL có điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thúc đẩy hình thành phát triển các vùng sản xuất hàng hóa, khu chăn nuôi tập trung, vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh khai thác, đánh bắt xa bờ; phát triển giao thông, thương mại, dịch vụ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Trong những năm qua, tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 14,12%, 8,85% và 12,51% trong khi tăng trưởng tín dụng tại vùng ĐBSCL tăng tương ứng và có thời điểm cao hơn, lần lượt là 14,6%, 10,7% và 12,4%. Tỷ trọng cho vay luôn ở mức khá cao và chiếm khoảng 9% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế của hệ thống TCTD, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng gần 70%, dư nợ trung dài hạn chiếm trên 30%.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.