Khó xử... với vàng

Khó xử... với vàng
Các công ty vàng đang bất ngờ trước sức mua của người dân sau khi lãi suất huy động VND chỉ còn 14%/năm và giá vàng thế giới giảm mạnh. Một nguồn tin cho biết chỉ một tháng qua, các công ty đã bán ra 20 tấn vàng. Để có số vàng này phải chi ra khoảng 1,5 tỉ USD (trên 30.000 tỉ đồng).

Khó xử... với vàng

> Vàng bị làm giá 

Các công ty vàng đang bất ngờ trước sức mua của người dân sau khi lãi suất huy động VND chỉ còn 14%/năm và giá vàng thế giới giảm mạnh. Một nguồn tin cho biết chỉ một tháng qua, các công ty đã bán ra 20 tấn vàng. Để có số vàng này phải chi ra khoảng 1,5 tỉ USD (trên 30.000 tỉ đồng).

Khó xử... với vàng ảnh 1
Ảnh: minh họa - Internet
 

Do nhu cầu mua quá lớn, các công ty không còn vàng bán, hạn ngạch nhập khẩu vàng cũng đã dùng hết. Một nguồn tin cho biết, số đơn vị đưa vàng nguyên liệu đến gia công thành vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã giảm hẳn. Điều này cho thấy nhiều công ty đã dùng hết hạn ngạch nhập khẩu vàng được cấp. Đó là nguyên nhân khiến giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới.

Nhiều công ty cho biết, họ có vàng trong kho nhưng không thể bán. Số vàng này là vốn tự có của doanh nghiệp, họ phải tuân thủ nguyên tắc cân đối trạng thái, có mua vào mới bán ra, số mua phải ngang với số bán. Nếu bán nhiều hơn mua, giá thế giới bất ngờ tăng, nếu không kịp nhập khẩu để cân bằng trạng thái vốn vàng coi như đứt vốn. Trong khi lúc này hạn ngạch nhập khẩu vàng không còn. Vì vậy, ngay ngân hàng có nhiều vàng trong kho cũng không dám bán khiến nguồn cung cho thị trường bị gián đoạn.

Trong khi đó, vàng lậu về nhưng khó trở thành nguồn cung cấp lớn cho thị trường. Các công ty vàng, đặc biệt là SJC, không nhận vàng nguyên liệu “trôi nổi” do các công ty mang tới nhờ gia công ra vàng miếng SJC.

Để chống nạn nhập lậu vàng từ Campuchia gây ảnh hưởng xấu đến tỉ giá USD tại thị trường tự do, các công ty vàng chỉ được dập vàng nguyên liệu thành vàng miếng theo đúng số lượng vàng đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép nhập khẩu.

Quy định này cũng góp phần làm cho thị trường thiếu vàng, trong khi trước đây vàng lậu là nguồn cung khá lớn cho thị trường khi nhập khẩu chính thức bị gián đoạn. Tuy nhiên đổi lại, tỉ giá USD tại thị trường tự do khá ổn định, chỉ khoảng 21.350 đồng/USD. Nếu không có quy định siết đầu ra của vàng lậu, tỉ giá VND/USD tại thị trường tự do đã tăng nóng.

Giới chuyên gia kinh tế nhận xét cách quản lý mới ổn được giá USD nhưng lại nóng giá vàng. Hiện vàng lậu về chỉ được các cơ sở vàng nhỏ lẻ dùng sản xuất nữ trang do không đòi hỏi chứng từ hóa đơn chứng minh là hàng hợp pháp như đối với vàng nhập khẩu chính thức.

Bao giờ giá vàng trong nước trở lại theo giá thế giới?

Theo các công ty vàng, điều đó tùy thuộc việc cấp phép nhập khẩu vàng. Việc cấp phép tới đây không đơn giản. Thời gian qua, để thực hiện mục tiêu đưa giá vàng trong nước về ngang giá vàng thế giới, VN đã chi ra cả tỉ USD, trong khi nhập siêu chín tháng đầu năm chưa tới 7 tỉ USD. Số này cũng không đủ để kéo giá vàng trong nước ngang với giá thế giới.

Việc giá vàng thế giới bất ngờ đổ dốc, lãi suất tiết kiệm giảm đã tạo ra sức mua vàng ngoài dự đoán, tạo thêm khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trong điều hành giá vàng. Nếu tiếp tục cho nhập khẩu vàng sẽ làm gia tăng con số nhập siêu, gây sức ép lên tỉ giá.

Chắc chắn Ngân hàng Nhà nước phải cân nhắc giữa bình ổn giá vàng với ổn định tỉ giá VND/USD. Để lên bàn cân, theo các chuyên gia kinh tế, Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chọn ổn định tỉ giá VND/USD. Chi thêm ngoại tệ để nhập vàng nhưng số này lại không thể biến thành vốn cho sản xuất kinh doanh, chỉ đáp ứng nhu cầu mua cất giữ và đầu cơ của một bộ phận người dân. Nhưng các chuyên gia cũng cho rằng không thể để giá vàng chênh quá lớn, cần có những giải pháp linh hoạt để hạ nhiệt giá vàng trong nước về ngang với giá thế giới.

Theo T.Tuyền
Tuổi Trẻ

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.