Không cứu các đại dự án nghìn tỷ theo “đường mòn cũ”

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định, Nhà nước sẽ không hỗ trợ nguồn lực cho các dự án nghìn tỷ thiếu hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định, Nhà nước sẽ không hỗ trợ nguồn lực cho các dự án nghìn tỷ thiếu hiệu quả.
TPO - Liên quan đến một loạt các dự án nghìn tỷ được đầu tư xây dựng nhưng không hiệu quả, nằm đắp chiếu, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định sẽ không có sự hỗ trợ cả về nguồn lực, cơ chế nào của Nhà nước để tiếp tục các dự án như vậy.

Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ sẽ đẩy nhanh chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo hướng giảm thiểu vai trò của khối doanh nghiệp này trong tất cả lĩnh vực, trừ an ninh, quốc phòng. Bộ cũng sẽ xử lý ngay như một một số dự án không phát huy hiệu quả, có nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước, xã hội do triển khai chậm, kéo dài.

Đối với Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, đầu tư hàng nghìn tỷ nhưng 10 năm chưa hoạt động, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, ngay từ những buổi làm việc đầu tiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có những yêu cầu, chỉ đạo cụ thể về xử lý với dự án.

Dự án này qua 10 năm triển khai, đến nay, tổng chi phí đầu tư đã tăng bất thường với mức tăng lên tới 283% so với dự toán ban đầu. Nó đặt ra những vấn đề rất lớn về hiệu quả đầu tư của dự án, cả về khía cạnh công nghệ, sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh.

“Chúng tôi đang tính đến tất cả các giải pháp nhưng sẽ không theo những con đường mòn cũ. Sẽ không có sự hỗ trợ cả về nguồn lực, cơ chế nào của Nhà nước để tiếp tục các dự án như vậy. Chúng tôi hoan nghênh và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cùng tham gia trao đổi và tìm hướng giải quyết cho dự án này”, ông Tuấn Anh cho biết.

Về các dự án đã và đang triển khai, tiếp cận vốn, công nghệ của Trung Quốc, ông Tuấn Anh cho rằng, việc tiếp cận nguồn lực cho đầu tư phát triển mở ra cho tất cả. Đối với Trung Quốc, chúng ta không có sự phân biệt đối xử. Vấn đề ở đây không phải là nguồn vốn mà là ở cách khai thác, tiếp cận, sử dụng nguồn vốn, công nghệ đó như thế nào bảo đảm hiệu quả.

Ví dụ như nguồn vốn Trung Quốc mà có tính cạnh tranh hơn, mang lại hiệu quả cao hơn so với nguồn lực khác thì không có một yếu tố nào khiến ta phải ngăn cản, loại trừ nguồn lực đó.

Nhưng nếu nguồn lực đó đồng nghĩa với việc can thiệp quá sâu vào thẩm quyền của chủ đầu tư và cơ quan quản lý, như đặt ra các điều kiện áp đặt, bắt buộc sử dụng công nghệ, mà công nghệ đó không thực sự phù hợp, tiềm ẩn nguy cơ môi trường, hiệu quả sản phẩm kém… thì các cơ quan quản lý, bộ máy nhân sự của chúng ta phải tham mưu cho Chính phủ để có giải pháp phù hợp.

Thực tế theo ông Tuấn Anh, trong thời gian vừa qua, có những dự án có thể có vấn đề về công nghệ, thậm chí có dự án có nguồn vốn vay từ Trung Quốc có sự buông lỏng, đánh giá chưa hết, chưa tới đến tính khả thi của các nguồn lực đó và công nghệ đó. Cái chính là phải có cách quản lý tốt. Ngược lại, nếu công nghệ cao mà chúng ta không có cách tiếp cận, khai thác hiệu quả thì lại gây lãng phí nguồn lực.

MỚI - NÓNG
Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm
Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm
TPO - Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt 11,2%, thấp hơn tỷ lệ giải ngân chung của cả nước.